Luật Công đoàn sửa đổi-Hành lang
Luật Công đoàn sửa đổi-Hành lang pháp lý vững chắc cho tổ chức công đoàn
Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Lao động (sửa đổi) song song với Luật Công
đoàn (sửa đổi) với nhiều quy định cụ thể, tiến bộ, bảo đảm quyền tổ chức và
hoạt động Công đoàn;
Điều nàu không chỉ cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp
công nhân và tổ chức Công đoàn; đồng thời khẳng định sự nhìn nhận của toàn
xã hội về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân trong tiến trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng như vị trí của tổ chức Công đoàn trong việc
thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của đoàn viên và CNVC-LĐ.
Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã công nhận địa vị
pháp lý vững chắc của Công đoàn Việt Nam và khẳng định Công đoàn là tổ chức
đại diện, bảo vệ, chăm lo cho CNVC-LĐ. Đó còn là những bảo đảm cho Công đoàn
hoạt động như cơ sở vật chất; điều kiện về thời gian, kinh phí, những quy
định bảo vệ cán bộ Công đoàn; quy định về những nội dung chi của tài chính
Công đoàn phần lớn để chăm lo cho đoàn viên, CNVC-LĐ... Đặc biệt, với sự
kiên trì đeo bám, thuyết phục, chứng minh tính hiệu quả, rõ ràng, minh bạch
và chặt chẽ việc thu chi tài chính Công đoàn, đã nhận được sự đồng tình của
đa số đại biểu về việc đưa vấn đề thu 2% kinh phí Công đoàn vào Luật. Đây sẽ
là điều kiện để Công đoàn đẩy mạnh các hoạt động thực hiện chức năng của
mình.
Luật
Công đoàn (sửa đổi) quy định Công đoàn cấp trên đại diện cho người lao động
trong các doanh nghiệp chưa có Công đoàn , là sự đánh giá cao vai trò của
Công đoàn trong thực tế và cũng đòi hỏi Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và kể cả của người
lao động đối với tổ chức Công đoàn. Do đó, tất cả các doanh nghiệp có hay
chưa có tổ chức Công đoàn cơ sở đều phải trích kinh phí Công đoàn, điều đó
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Công đoàn trong các doanh
nghiệp.
Cùng
với việc khẳng định địa vị pháp lý của Công đoàn là tổ chức đại diện cho
đoàn viên và CNVC-LĐ; những quy định về quyền của đoàn viên trong Luật đã
trả lời cho câu hỏi “Vào Công đoàn được lợi ích gì?” của người lao động mà
cán bộ Công đoàn thường gặp mỗi khi đến doanh nghiệp vận động thành lập Công
đoàn. Đó còn là cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn được cụ thể hóa và chặt chẽ
hơn để cán bộ Công đoàn yên tâm làm nhiệm vụ mà không lo bị sa thải, chấm
dứt hợp đồng hoặc chủ doanh nghiệp gây khó, không tạo điều kiện để tham gia
hoạt động Công đoàn.
Nhiệm
vụ của các cấp Công đoàn trong thời gian đến là phải nhanh chóng triển khai
tốt công tác tuyên truyền để đưa Luật Lao động (sửa đổi) và Luật Công đoàn (sửa
đổi) đi vào cuộc sống, đến với từng đoàn viên và CNVC-LĐ. Hiểu Luật để thực
hiện đúng, hiểu Luật để bảo vệ quyền lợi của mình cũng chính là góp phần xây
dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Hiện
nay các cấp Công đoàn tỉnh Bình Định đang tiến hành tổ chức Đại hội Công
đoàn các cấp; tiến tới Đại hội XII Công đoàn tỉnh Bình Định và Đại hội XI
Công đoàn Việt Nam, cho nên việc nắm vững và cụ thể hóa những quy định,
những điểm mới của Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và Luật Công đoàn (sửa đổi)
vào phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ mới là việc làm hết sức cần thiết
để hoạt động của từng cấp Công đoàn cơ sở và trên cơ sở đạt hiệu quả tốt hơn;
góp phần tạo điều kiện phát triển tổ chức Công đoàn lên một tầm cao mới.
Tạ Lân
Theo Website Báo
Lao động