QUI CHẾ THU CHI QUỸ CÔNG ĐOÀN
HƯỚNG DẪN
Nội dung và phạm
vi thu – chi, quản lý tài chính Công đoàn cơ sở.
Căn cứ
điều 26 chương IV Luật Công đoàn Việt Nam năm 2012;
Căn cứ
Hướng dẫn số 826/HD-TLĐ ngày 01/6/2009 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về
đóng đoàn phí công đoàn;
Căn cứ Quyết
định số 1439/QĐ-TLĐ ngày 14/12/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc
ban hành Qui định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn;
Căn cứ
Quyết định số
168/QĐ-TLĐ
ngày
09/01/2013
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Qui định phân phối nguồn
thu
ti chính
Công đoàn;
Căn cứ Quyết định
số
169/QĐ-TLĐ
ngày
09/01/2013
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành
Qui chế quản lý ti chính Cơng đoàn;
Căn cứ Quyết định số 170/QĐ-TLĐ ngày 09/01/2013 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam về việc ban hành Qui định tạm thời về thu, phân cấp thu, sử dụng, quản lý
thu kinh phí công đon;
Căn cứ Quyết định số 171/QĐ-TLĐ ngày 09/01/2013 của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam ban hành Qui định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ
sở;
Để đảm bảo thực
hiện đúng các chế độ thu,
chi, thanh quyết toán, quản lý
ti chính
công đoàn theo qui định trong tổ chức CĐCS, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động
quận Bình Tân hướng dẫn thống nhất các Công đoàn cơ sở thực hiện thu,
chi, quản
lý
ti chính
công đoàn cơ sở cụ thể như sau:
A- PHẦN THU:
I- ĐỐI
VỚI CÁC CĐCS KHỐI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, MẶT TRẬN TỔ QUỐC & ĐOÀN
THỂ, PHƯỜNG:
1) Thu
Kinh phí Công đoàn (KPCĐ):
Hàng quí, BCH CĐCS đôn đốc bộ phận tài vụ của đơn vị trích chuyển KPCĐ 2% trên
tổng quỹ tiền lương
và phụ cấp làm cơ sở đóng BHXH
của đơn vị vào tài
khoản Kho bạc Nhà nước quận Bình Tân, số TK: 3953.
Sau đó, BCH
CĐCS mang giấy giới thiệu đến Liên đoàn Lao động Quận nhận lại 65%
trên tổng số tiền đơn vị đã trích chuyển (gọi là KPCĐ cấp trên cấp)
2) Thu đoàn phí Công đoàn (ĐPCĐ): Hàng tháng, BCH CĐCS tiến hành thu
đoàn phí của đoàn viên công đoàn bằng 1% tiền lương ngạch bậc, chức vụ, tiền
lương theo hợp đồng lao động và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm.
CĐCS
được giữ lại 60% trên tổng số tiền thu được để chi tiêu hoạt động
tại cơ sở, số còn lại 40% nộp Liên đoàn Lao động Quận.
3) Các khoản thu khác: Kinh phí do cơ quan,
đơn vị
cấp cho
CĐCS mua sắm phương tiện hoạt động Công đoàn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho CĐCS;
kinh phí tổ chức các hoạt động phối hợp như: tổ chức phong trào thi đua, hoạt
động văn hóa, thể thao, tham quan du lịch, khen thưởng, phúc lợi,... của cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động và con cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động. Các
khoản do đoàn viên hoặc tổ chức, cá nhân tự nguyện tài trợ cho hoạt động
công đoàn. Thu về hoạt động VH-TT hoặc hoạt động kinh doanh do Công đoàn
tổ chức; tiền thanh lý tài sản cũ của Công đoàn; thu lãi tiền Công đoàn gửi Ngân
hàng.
Các khoản
thu này (nếu có) CĐCS được sử dụng tăng chi cho hoạt động, không phải nộp
lên Liên đoàn Lao động Quận.
II- ĐỐI
VỚI CĐCS KHỐI DOANH NGHIỆP:
1) Thu
Kinh phí công đoàn (KPCĐ):
Cách 1:
Áp dụng
cho CĐCS không được LĐLĐ quận phân cấp thu:
Hàng quí,
Liên đoàn Lao động Quận thu trực tiếp của công ty, cơ sở KPCĐ 2% trên tổng quỹ
tiền lương
làm cơ sở đóng BHXH
của đơn vị (do Ban Giám đốc công ty, chủ cơ sở đóng).
Sau
đó, BCH CĐCS mang giấy giới thiệu đến Liên đoàn Lao động Quận nhận
lại 65%
trên tổng số tiền công ty, cơ sở đã nộp (gọi là KPCĐ cấp trên cấp)
(Thủ
tục nộp và nhận lại KPCĐ như trên, CĐCS có thể thực hiện cùng một lúc khi đến
nộp tiền tại Liên đoàn Lao động Quận)
Cách 2:
p dụng cho CĐCS được LĐLĐ quận phân cấp thu:
Hàng quí,
BCH CĐCS thu trực tiếp KPCĐ 2% trên tổng quỹ tiền lương
làm cơ
sở đóng BHXH
của công ty, cơ sơ. CĐCS được giữ lại 65%
trên tổng số tiền đã thu được để chi tiêu, nộp lên Liên đoàn Lao động Quận
35%
2) Thu
đoàn phí công đoàn (ĐPCĐ):
Hàng tháng, BCH
CĐCS tiến hành thu đoàn phí của đoàn viên công đoàn bằng 1% tiền lương, tiền
công công ty phải trả cho đoàn viên hàng tháng, nhưng mức đóng đoàn phí của đoàn
viên tối đa không quá 10% tiền lương tối thiểu chung theo qui định của Nhà nước
hoặc có thể thu theo mức bình quân do BCH CĐCS qui định sau khi có ý kiến chấp
thuận của Công đoàn cấp trên, nhưng mức đóng tối thiểu bằng 1% lương tối thiểu
chung theo qui định của Nhà nước.
Đối với đoàn
viên bị ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động đang trong thời gian nghỉ làm việc
hưởng trợ cấp BHXH thì không phải đóng đoàn phí.
CĐCS được
giữ lại 60% trên tổng số tiền thu được để chi hoạt động, số còn lại
40% nộp Liên đoàn Lao động Quận.
3) Các
khoản thu khác:
Kinh phí do
doanh
nghiệp cấp
cho CĐCS mua sắm phương tiện hoạt động Công đoàn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho
CĐCS;
kinh phí tổ chức các hoạt động phối hợp như: tổ chức phong trào thi đua, hoạt
động văn hóa, thể thao, tham quan du lịch, khen thưởng, phúc lợi,... của cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động và con cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động. Các
khoản do đoàn viên hoặc tổ chức, cá nhân tự nguyện tài trợ cho hoạt động
công đoàn. Thu về hoạt động VH-TT hoặc hoạt động kinh doanh do Công đoàn
tổ chức; tiền thanh lý tài sản cũ của Công đoàn; thu lãi tiền Công đoàn gửi Ngân
hàng.
Các khoản
thu này (nếu có) CĐCS được sử dụng tăng chi cho hoạt động, không phải nộp
lên Liên đoàn Lao động Quận.
*Ghi chú:
- Tiền lương tối thiểu chung theo qui định của Nhà nước là tiền lương
tối thiểu của khu vực HCSN.
- Các
doanh nghiệp có thể nộp KPCĐ, đoàn phí bằng tiền mặt tại văn phòng Liên đoàn
Lao động Quận hoặc chuyển khoản vào tài khoản: 102010001352041 tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài Gòn
-------------------------
B- PHẦN CHI:
- Các
CĐCS được sử dụng 65%
số thực thu KPCĐ, 60% số thực thu ĐPCĐ và
100%
các khoản
thu khác (nếu có) để chi hoạt động. Trong đó, được sử dụng tối đa 30%
để chi lương cán bộ Công đoàn chuyên trách, phụ cấp cán bộ Công đoàn;
10%
chi quản lý hnh chính; 60%
chi hoạt
động phong trào.
- BCH
CĐCS phải xây dựng qui chế sử dụng
ti chính
Công đoàn, công khai qui chế đến toàn thể đoàn viên công đoàn và đảm bảo thực
hiện đúng nội dung mà qui chế đã qui định.
- Nội
dung, phạm vi chi tài chính Công đoàn cơ sở cụ thể như sau:
1) Chi
phụ cấp cán bộ công đoàn bán chuyên trách:
*Nguyên tắc:
+ Mức phụ cấp cán bộ CĐCS được xác định căn cứ vào số lao động của đơn vị.
+ Phụ cấp cán bộ CĐCS = (hệ số phụ cấp) x
(tiền lương tối thiểu CĐCS đang thu KPCĐ)
- Phụ
cấp kiêm nhiệm đối với chức danh chủ tịch, phó chủ tịch CĐCS hoạt động
không chuyên trách, cụ thể gồm 7 mức như sau:
BẢNG TÍNH PHỤ CẤP
KIÊM NHIỆM
Mức |
Số lao
động
|
Hệ số phụ
cấp |
Chủ tịch |
Phó chủ
tịch |
1 |
Dưới 150
lao động |
0,20 |
0,15 |
2 |
Từ 150 đến
dưới 500 lao động |
0,25 |
0,20 |
3 |
Từ 500 đến
dưới 2.000 lao động |
0,30 |
0,25 |
4 |
Từ 2.000
đến dưới 4.000 lao động |
0,40 |
0,30 |
5 |
Từ 4.000
đến dưới 6.000 lao động |
0,50 |
0,40 |
6 |
Từ 6.000
đến dưới 8.000 lao động |
0,6 |
0,5 |
7 |
Từ 8.000
lao động trở lên |
0,7 |
0,6 |
- Phụ
cấp trách nhiệm đối với uỷ viên Ban chấp hành, uỷ viên uỷ ban kiểm tra
CĐCS; kế toán, thủ quỹ kiêm nhiệm của CĐCS; chủ tịch công đoàn bộ phận; tổ
trưởng công đoàn, cụ thể như sau:
BẢNG TÍNH PHỤ CẤP
TRÁCH NHIỆM
Mức |
Số lao
động |
Hệ số phụ
cấp |
UV BCH, kế
toán CĐCS |
Uỷ viên uỷ
ban kiểm tra CĐCS, chủ tịch CĐ bộ phận |
Tổ trưởng
công đoàn, thủ quỹ CĐCS |
1 |
Dưới 150
lao động |
0,14 |
0,12 |
0,12 |
2 |
Từ 150 đến
dưới 500 LĐ |
0,15 |
0,13 |
0,13 |
3 |
Từ 500 đến
dưới 2.000 LĐ |
0,18 |
0,15 |
0,13 |
4 |
Từ 2.000
đến dưới 4.000 LĐ |
0,21 |
0,18 |
0,13 |
5 |
Từ 4.000
đến dưới 6.000 LĐ |
0,25 |
0,21 |
0,13 |
6 |
Từ 6.000
LĐ trở lên |
0,30 |
0,25 |
0,13 |
Trường
hợp nguồn kinh phí của CĐCS được phân bổ cho mục phụ cấp CBCĐ bán chuyên trách
sử dụng không hết thì bổ sung chi hoạt động phong trào. Đối với CĐCS được chuyên
môn hỗ trợ kinh phí chi phụ cấp cho cán bộ Công đoàn việc sử dụng do CĐCS quyết
định.
CĐCS căn cứ
khả năng nguồn kinh phí được sử dụng và nhu cầu thực tế của đơn vị được điều
chỉnh đối tượng, mức chi, thời gian chi (tháng, quí, năm) phụ cấp cán bộ Công
đoàn cho phù hợp, nhưng phụ cấp kiêm nhiệm không quá hệ số 0,7, phụ cấp trách
nhiệm không quá hệ số 0,3.
Tại
CĐCS, cán bộ Công đoàn chỉ được hưởng 01 mức phụ cấp kiêm nhiệm hoặc phụ cấp
trách nhiệm cao nhất.
2) Chi
phí hành chính:
- Chi
họp BCH CĐCS,
nghiệp
đoàn, công
đoàn bộ phận.
- Chi
đại hội CĐCS,
nghiệp
đoàn, công
đoàn bộ phận bao gồm: trang trí, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu dự hội nghị,
nước uống…
- Chi
mua văn phòng phẩm, tài sản, dụng cụ làm việc của văn phòng công đoàn, chi sửa
chữa nhỏ văn phòng làm việc của công đoàn, bưu phí, công tác phí, nước uống,
tiếp khách.
3)
Chi hoạt động phong trào:
a) Chi tuyên truyền, phổ biến giáo dục đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp cho người lao động.
- Mua sách,
báo, tài liệu
phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục của CĐCS.
- Chi
phối hợp
tổ chức học
BTVH,
kỹ năng nghề nghiệp
tại công đoàn cơ sở.
-
Chi th lao báo cáo viên, nước uống thông thường cho người dự các buổi nói chuyện
thời sự, chính sách, pháp luật... do CĐCS tổ chức.
-
Chi tiền giấy bút cho các hoạt động tuyên truyền trên bảng tin, phát thanh, báo
tường, mạng thông tin của CĐCS.
- Chi họp
mặt đoàn viên ôn truyền thống nhân các ngày lễ như: 8/3, Mùng 10/3 âm lịch,
30/4, 1/5, 28/6, 28/7, 2/9, …
b)
Chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động, đoàn viên công đoàn
- Chi bồi
dưỡng cho tư vấn, luật sư, chi hội thảo lấy ý kiến và bồi dưỡng người trực tiếp
chuẩn bị giúp CĐCS tham gia với doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị xây dựng định mức
lao động, đơn giá tiền lương, thang bảng lương, qui chế trả lương, thưởng, xây
dựng nội qui, qui chế của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; ký thoả ước lao động
tập thể; giải quyết tranh chấp lao động; tham gia dự thảo về các chế độ chính
sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi của CNVC-LĐ .
- Chi hỗ trợ
thuê luật sư bảo vệ cán bộ, đoàn viên CĐCS khi thực hiện quyền đại diện bảo vệ
quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, của tổ chức công đoàn bị chủ
doanh nghiệp sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm việc khác thu nhập
giảm.
-
Chi hỗ trợ cán bộ CĐCS trong việc tổ chức đình cơng theo qui định của pháp luật;
chi bồi
thường trong trường hợp đình công bất hợp pháp do CĐCS tổ chức gây thiệt hại cho
chủ doanh nghiệp theo Bộ luật Lao động.
c)
Chi phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập CĐCS, xây dựng CĐCS vững mạnh
- Chi tuyên truyền giới thiệu về tổ chức công đoàn, Điều lệ Công
đoàn Việt Nam.
- Chi các hoạt động xây dựng CĐCS vững mạnh.
- Chi khắc
dấu CĐCS, làm thẻ đoàn viên công đoàn.
- Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng cho cán bộ,
đoàn viên công đoàn.
d) Chi tổ chức phong trào thi đua
- Chi phối hợp tổ chức phát động thi đua
- Chi phối hợp tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết thi đua, khen
thưởng tập thể cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.
đ) Chi
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn và người lao động ưu tú:
- Chi
thù lao giảng viên, bồi dưỡng học viên, nước uống, tài liệu và các khoản chi
hành chính khác của các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do CĐCS tổ chức.
- Chi
tiền tài liệu, tiền công tác phí đi dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ,
đoàn viên do CĐCS cử đi học.
e) Chi
tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động:
- Chi
hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng đơn vị văn hoá; Phòng chống tệ nạn xã hội
trong CNVC-LĐ; chi tổ chức cho CNVC-LĐ tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ
thuật; chi khen thưởng tổng kết hoạt động văn hoá, thể thao, phòng chống tệ nạn
xã hội trong CNVC-LĐ.
- Chi
hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao.
- Chi
bồi dưỡng cho Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ,
thi đấu thể thao do CĐCS và công đoàn cấp trên tổ chức; chi khen thưởng tập thể,
cá nhân đạt giải trong các cuộc hội diễn, hội thao do CĐCS tổ chức.
- Chi
hỗ trợ phối hợp với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức cho đoàn viên,
CNVC-LĐ
đi du lịch.
g) Chi
tổ chức các hoạt động về giới và bình đẳng giới:
- Chi
hoạt động nữ công.
- Chi
các hoạt động tuyên truyền về giới, bình đẳng giới, các hoạt động về dân số,
sinh sản, phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ bà mẹ trẻ em của CĐCS.
- Chi
hỗ trợ phối hợp tổ chức lớp mẫu giáo, nhà trẻ; hỗ trợ đoàn viên có con gửi trẻ,
học mẫu giáo.
- Chi
tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày 8/3, 28/6, 20/10.
h) Chi
thăm hỏi, trợ cấp khó khăn:
- Chi
thăm hỏi đoàn viên công đoàn và gia đình (bố mẹ ruột, bộ mẹ vợ – chồng, bản thân
vợ – chồng, con) khi ốm đau, thai sản, tai nạn, việc hiếu.
- Chi trợ
cấp khó khăn cho đoàn viên công đoàn khi gặp khó khăn, hoạn nạn do tai nạn lao
động, tai nạn rủi ro, thiên tai, bệnh tật, hoả hoạn gây tổn thất về sức khoẻ và
tài sản.
- Trợ cấp
cán bộ CĐCS tổ chức đình công theo qui định của pháp luật, hoạt động bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của người lao động, bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp
đồng lao động trước thời hạn, chuyển làm việc khác thu nhập giảm.
- Chi
tặng quà sinh nhật, đám cưới cho đoàn viên công đoàn.
i) Chi
động viên, khen thưởng đoàn viên, con đoàn viên có thành tích trong học tập và
công tác:
- Chi
khen thưởng đoàn viên đạt thành tích xuất sắc trong công tác.
- Chi
khen thưởng con đoàn viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
- Chi
phối hợp tổ chức hoạt động nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, tết Trung thu.
- Chi
khen thưởng hoạt động chuyên đề, thu tài chính theo qui định của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam.
k) Chi
khác:
- Chi các
hoạt động xã hội từ thiện do Liên đoàn Lao động Quận phát động.
- Chi
cộng tác viên có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động của CĐCS.
----------------
C- QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH CÔNG ĐOÀN
1) Về
phân công nhiệm vụ người làm công tác tài chính công đoàn cơ sở:
Bộ phận tài
chính công đoàn cơ sở phải có đủ 3 người đảm nhận 3 chức danh: Chủ
tài khoản, kế toán, thủ quỹ. Phân công cụ thể như sau:
- Chủ tài
khoản: là chủ tịch CĐCS
- Kế toán và
thủ quỹ CĐCS: có thể là UV BCH CĐCS hoặc phân công kế toán, thủ quỹ của đơn vị
kiêm nhiệm.
2) Về
sổ sách:
BCH
CĐCS phải lập hệ thống sổ sách theo dõi quỹ công đoàn, gồm: phiếu thu, phiếu
chi, sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi ngân hàng (nếu có). Chứng từ thu – chi hợp
pháp khi thoả các điều kiện:
-
Phiếu thu: ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các nội dung được in trên mẫu phiếu,
không được tẩy xoá; có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan; số phiếu được
đánh liên tục theo thứ tự tăng dần (bắt đầu từ số 01, sang đầu năm Dương lịch
mới số phiếu trở lại 01).
-
Phiếu chi: cách ghi chép giống như phiếu thu; mỗi phiếu chi đều có chứng từ
gốc được chủ tịch CĐCS ký duyệt kèm theo.
- Sổ
quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: ghi chép theo thứ tự ngày tháng phát sinh của
phiếu thu và phiếu chi hoặc chứng từ ngân hàng; được kết sổ hàng quí, có đóng
dấu giáp lai, có ký tên đóng dấu của Chủ tịch, kế toán, thủ quỹ CĐCS.
(BCH
CĐCS có thể liên hệ văn phòng Liên đoàn Lao động Quận để mua các loại sổ sách
trên
hoặc chp phần mềm quản lý ti chính Cơng đoàn)
*Lưu ý :
- Khi mua hàng hoá có giá trị trên 200.000 đ phải có hoá đơn GTGT
- Chi tiền phụ cấp BCH, khen thưởng, tiền họp, họp mặt
ĐVCĐ, quà tặng sinh nhật đoàn viên (tiền mặt)… phải có danh sách ký nhận của
từng cá nhân.
3)
Về quản lý tiền mặt:
- CĐCS để
tiền mặt tại đơn vị tối đa 20 triệu đồng, trường hợp CĐCS có nguồn quỹ công đoàn
trên 20 triệu đồng phải liên hệ mở tài khoản ngân hàng để gửi tiền.
- UBKT
CĐCS tiến hành kiểm tra quỹ tiền mặt của CĐCS định kỳ, đột xuất nhằm hạn chế rủi
ro trong công tác quản lý tiền mặt.
* Thủ tục mở tài
khoản ngân hàng:
- BCH
CĐCS mang quyết định thành lập và chỉ định Ban chấp hành CĐCS (hoặc quyết định
chuẩn y BCH CĐCS) đến ngân hàng liên hệ mở tài khoản.
Yêu
cầu:
CĐCS phải đăng ký 2 mẫu chữ ký bao gồm:
+ Chữ ký của
chủ tài khoản là chủ tịch CĐCS
+ Chữ ký của
kế toán CĐCS.
- Sau
khi mở tài khoản ngân hàng, BCH CĐCS liên hệ ngân hàng làm thủ tục mua sec để
rút tiền mặt khi cần .
* Thủ tục rút tiền
mặt:
Khi
CĐCS có nhu cầu rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt sử dụng thì kế toán
CĐCS ghi sec (do Ngân hàng phát hành), có đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán
CĐCS đến ngân hàng làm thủ tục rút tiền.
Tiền
được rút từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, kế toán CĐCS phải ghi vào phiếu thu
tiền mặt.
3) Chế độ dự toán và thanh quyết toán:
- Ngày
15/12 hàng năm, CĐCS gửi dự toán
tài
chính công đoàn
năm sau về Liên đoàn Lao động Quận (theo mẫu)
- Hàng
quí, BCH CĐCS lập báo cáo quyết toán quỹ công đoàn (theo mẫu) gửi về Liên đoàn
Lao động Quận chậm nhất vào ngày 5 tây của tháng đầu quí sau.
(CĐCS
có thể liên hệ nhận mẫu xây dựng qui chế sử dụng tài chính của CĐCS, dự toán và
báo cáo quyết toán tại văn phòng Liên đoàn Lao động Quận hoặc truy cập vào
website:
www.ldldbinhtanhcm.gov.vn để tải về)
- BCH
CĐCS phải công khai thu, chi quỹ công đoàn đến toàn thể đoàn viên công đoàn ít
nhất 6 tháng 1 lần.
Trên
đây là nội dung hướng dẫn CĐCS trong việc thu chi và quản lý quỹ công đoàn,
Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số
01/HD-LĐLĐ
ngày 08/02/2012 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận Bình Tân, đề nghị BCH
các CĐCS trực thuộc thực hiện theo đúng các nội dung trên. Trong quá trình thực
hiện nếu có gì vướng mắc liên hệ với Ban Tài chính Liên đoàn Lao động Quận (ĐT
38750900 gặp đ/c Nguyễn Xuân Hồng Hạnh) để được hướng dẫn thêm./.