QUY CHẾ
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA
LAO ĐỘNG QUẬN BÌNH TÂN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 48 /QĐ-TLĐ ngày 13 tháng 01 năm 2010
của
Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động
quận Bình
Tân)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi áp dụng
Quy chế
này áp dụng tại Nhà Văn hóa Lao động quận Bình Tân (gọi chung là Nhà Văn hóa Lao
động) trực thuộc Liên đoàn Lao động quận Bình Tân.
Điều 2: Tư cách pháp nhân
1. Nhà Văn hóa Lao động Quận
Bình Tân do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh thành lập tại
quyết định số 51/QĐ-LĐLĐ ngày 22/09/2009 theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên
đoàn Lao động Quận Bình Tân tại tờ trình số 41 /TTr-LĐ ngày 04 tháng 09 năm
2009. Nhà Văn hóa Lao động Quận được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố
Hồ Chí Minh phân cấp cho Liên đoàn Lao động Quận Bình Tân trực tiếp quản lý, chỉ
đạo.
2. Nhà Văn hóa Lao động là đơn
vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản
ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Điều 3: Đối tượng phục vụ
Đối tượng phục vụ
của Nhà Văn hóa Lao động là cán bộ, công nhân, viên chức, lao động và đoàn viên
công đoàn và các đối tượng khác trên địa bàn quận Bình Tân.
CHƯƠNG II
MỤC
TIÊU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều
4: Mục tiêu
Xây dựng Nhà Văn hóa Lao động
quận Bình Tân trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,
trung tâm giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ của Đoàn viên công đoàn và CNVC-LĐ trên
địa bàn Quận.
Điều
5: Chức năng
1. Nhà Văn hóa Lao động là
trung tâm hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phục vụ nhu cầu sinh
hoạt văn hóa, tinh thần trên địa bàn Quận.
2. Trung tâm tập hợp, tuyên
truyền giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ và hạt nhân cho phong trào cơ sở; là nơi tổ
chức các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, và sáng tạo văn hóa, thể thao
lành mạnh.
Điều 6: Nhiệm vụ
1. Tổ chức tuyên truyền các
chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, tuyên truyền các hoạt động
chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, các hoạt động Công đoàn trong và ngoài nước
để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhận thức pháp luật của CNVC-LĐ Quận, thu hút
đông đảo CNVC-LĐ gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.
2. Tổ chức các hoạt
động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, các hình thức bồi dưỡng, phát triển
năng khiếu, tài năng và sở thích lành mạnh của Đoàn viên công đoàn, CNNVC-LĐ đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mọi đối tượng trong quần chúng,
bồi dưỡng cán bộ hạt nhân trong Công đoàn cơ sở.
3. Tổ chức các hoạt động có
thu trên các lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, hội nghị,
hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ và các dịch vụ văn hóa khác không trái với quy
định của Nhà nước và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà Văn hóa Lao động
nhằm bổ sung kinh phí hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho cán bộ
công nhân viên.
4. Quản lý, sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn được giao, bảo toàn và phát triển cơ sở vật chất của Nhà Văn hóa
Lao động Quận. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và tổ chức Công đoàn. Xây
dựng mối quan hệ tốt với các ngành có liên quan để khai thác có hiệu quả các
hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động Quận.
Điều 7: Quyền hạn
1. Nhà Văn hoá Lao
động có quyền hạn và nghĩa vụ như một đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa –
thể thao của nhà nước trực thuộc Liên đoàn Lao động quận Bình Tân.
2. Được đề nghị xếp
hạng theo quy định của Nhà nước.
3. Được Công đoàn
Quận hỗ trợ kinh phí hoạt động trong thời đầu và sửa chữa bảo dưỡng lớn, xây
dựng thêm hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động Nhà Văn hóa Lao động (sau khi được sự
đồng ý của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố).
4. Được huy động, nhận tài trợ,
quản lý, sử dụng các nguồn lực huy động theo quy định của pháp luật trên cơ sở
được sự thống nhất của Công đoàn Quận và sự chỉ đạo của Quận ủy, Liên đoàn Lao
động Thành phố.
5. Được liên doanh, liên kết
với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà Văn hoá Lao động và sự thống nhất của Công
đoàn Quận để mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao
động.
6. Được sử dụng nguồn thu từ
các hoạt động thường xuyên (kể cả dịch vụ) để đầu tư cơ sở vật chất; chi cho các
hoạt động và bổ sung nguồn kinh phí của Nhà Văn hóa Lao động; chăm lo đời sống
cho cán bộ, công nhân viên.
7. Thực hiện các quyền tự chủ
khác theo phân cấp quản lý của Công đoàn Quận và quy định của pháp luật.
Điều
8: Hoạt động chính của Nhà Văn hóa
1. Các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật:
- Tổ chức các lớp năng khiếu,
các câu lạc bộ.
- Tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, Hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu, tọa đàm và
hình thành các Câu lạc bộ, Đội nhóm cùng sở thích.
2.
Các hoạt động Thể dục thể thao:
- Tổ chức các hoạt động.
3. Các lớp bồi dưỡng kiến
thức và tổ chức giới thiệu việc làm:
- Tổ chức các lớp học ngoại
ngữ, tin học, quay phim, chụp ảnh, nghiệp vụ văn phòng, các lớp bồi dưỡng kiến
thức cơ bản về Luật Lao động cho công nhân lao động tìm việc và giới thiệu việc
làm cho người lao động.
5. Hoạt động dịch vụ:
- Tổ chức tiệc cưới, sự kiện
và các dịch vụ khác mà pháp luật không cấm.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC BỘ
MÁY VÀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
Điều 9: Tổ chức bộ máy của Nhà Văn hóa Lao động
1. Giám đốc, Phó
Giám đốc;
2. Bộ phận Dịch
vụ-Nghiệp vụ; Bộ phận vệ sinh, tạp vụ và Bộ phận Kế toán, thủ quỹ. Ngoài ra,
xuất phát từ nhu cầu hoạt động của Nhà văn hóa Lao động, Giám đốc Nhà văn hóa
Lao động có thể quyết định thành lập thêm và quy định chức năng, nhiệm vụ của
các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà văn hóa
Lao động.
3. Nhà Văn hóa Lao động sinh
hoạt Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chung với Liên
đoàn Lao động Quận.
Điều 10: Nhân
sự
1. Biên chế, cán bộ nhân viên
của Nhà Văn hóa Lao động gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc; Bộ phận Dịch
vụ-Nghiệp vụ (03 đồng chí); Bộ phận Kế toán, thủ quỹ (02 đồng chí); Bộ phận Bảo
vệ, tạp vụ (06 đồng chí). Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu công việc và khả năng tự
cân đối thu chi, Giám đốc Nhà văn hóa Lao động được ký hợp đồng lao động ngoài
chỉ tiêu định biên đã được giao, nhưng phải đảm bảo các quy định của pháp luật.
2. Việc tiếp nhận và điều động
cán bộ trong khung biên chế của Nhà Văn hóa Lao động do giám đốc Nhà Văn hóa Lao
động quyết định.
3. Cán bộ nhân viên công tác
tại Nhà Văn hóa Lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động phù
hợp với chức danh công việc, đáp ứng yêu cầu hoạt động và quản lý của Nhà Văn
hóa Lao động. Việc tuyển dụng phải theo quy chế, tiêu chuẩn và dân chủ, công
khai.
Điều
11: Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, phó giám
đốc Nhà văn hóa Lao động.
1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ
nhiệm: Thực hiện theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn về tiêu chuẩn,
điều kiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Giám đốc, phó giám đốc Nhà văn hóa
Lao động phải có trình độ đại học trở lên, trình độ chính trị
trung cấp trở lên, am hiểu về lĩnh vực quản lý văn hóa, thể thao.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
giám đốc Nhà văn hóa Lao động do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Quận đế xuất,
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố quyết định.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
phó giám đốc Nhà Văn hóa Lao động do giám đốc Nhà Văn hóa Lao động quyết định.
Điều 12: Nhiệm vụ của
Giám đốc
1. Điều hành hoạt động của Nhà
Văn hóa Lao động theo chế độ thủ trưởng. Chủ động xây dựng chương trình, kế
hoạch hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động hàng năm theo định hướng của Cung Văn
hóa Lao động Thành phố và Ban Thường vụ Công đoàn Quận.
2. Quản lý cơ sở vật chất,
tài sản, tài chính của Nhà Văn hóa Lao động và tổ chức khai thác, sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động của Nhà Văn hóa Lao
động theo các quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Thực hiện công tác quản lý
tài chính – tài sản của Nhà Văn hóa Lao động theo đúng quy định của Nhà nước và
Tổng Liên đoàn. Hàng năm, thực hiện việc công khai tài chính theo quy định của
Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
4. Thường xuyên chăm lo nâng
cao đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, học tập cho cán bộ, nhân viên của
Nhà Văn hóa Lao động.
5. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt
động văn hóa, thể thao lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội trong Nhà Văn hóa Lao động.
6. Thực hiện quy chế dân chủ
trong Nhà Văn hóa Lao động; thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước và
của Tổng Liên đoàn đối với cán bộ, nhân viên của Nhà Văn hóa Lao động.
7. Thực
hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định đối cấp
trên.
8. Hàng
năm xây dựng kế hoạch hoạt động của Nhà Văn hoá; báo cáo kết quả hoạt động của
năm (kể cả kết quả tài chính trong năm) trình Ban Thường vụ Công đoàn Quận phê
duyệt.
Điều 13: Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc Nhà Văn hóa
Lao động
1. Quyết định các biện pháp để
thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động
chính tại Nhà Văn hóa Lao động quy định tại điều 4, điều 5, điều 6, điều 7 và
điều 8 của bản Quy chế này.
2. Quyết định thành lập, sáp
nhập, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận chuyên
môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động.
3. Quyết định thành lập câu
lạc bộ, đội, nhóm theo sở thích, nghề nghiệp và xây dựng mạng lưới cộng tác viên
trực thuộc Nhà Văn hóa Lao động.
4. Quyết định tuyển dụng, ký
kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và quy mô hoạt động của Nhà
Văn hóa Lao động.
5. Ký hợp đồng liên doanh,
liên kết với các tổ chức, cá nhân để đầu tư nâng cấp, mở rộng và tổ chức các
hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên
đoàn.
6. Quyết định việc khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công nhân viên Nhà Văn hóa Lao động theo thẩm
quyền được phân cấp.
7. Chịu trách nhiệm trước Ban
Thường vụ Công đoàn Quận về hiệu quả quản lý và hoạt động của Nhà Văn hoá Lao
động.
Điều 14.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động
1. Giúp Giám đốc trong việc
quản lý và điều hành các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động; trực tiếp phụ trách
một số lĩnh vực công tác theo phân công của giám đốc và giải quyết các công việc
do Giám đốc giao.
2. Được thay mặt Giám đốc giải
quyết công việc khi được Giám đốc giao hoặc được ủy quyền và chịu trách nhiệm
trước pháp luật và Giám đốc về kết quả thực hiện công việc được giao.
Điều
15: Nhiệm vụ, quyền hạn cán bộ, nhân viên
1. Chịu sự phân công, điều
động của Ban giám đốc Nhà Văn hóa Lao động, tuân thủ và thực hiện đầy đủ hợp
đồng lao động đã ký kết.
2. Tích cực thi đua lao động
công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo vệ tài sản cơ quan và tích cực tham
gia đóng góp ý kiến xây dựng cơ quan vững mạnh.
3. Được chăm lo, bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng hợp pháp theo quy định Bộ Luật Lao động, được cử tham gia
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị và được quan tâm chăm lo vật chất, tinh
thần (tùy theo hiệu quả hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động).
Điều
16: chế độ sinh hoạt, hội họp
1. Thông thường sinh hoạt
Ban Giám đốc ít nhất 01 lần và đột xuất (nếu có); Giám đốc, Phó
Giám đốc Nhà văn hóa Lao động Quận có trách nhiệm báo cáo tình hình
hoạt động Nhà Văn hóa Lao động Quận thông qua các cuộc họp giao ban
định kỳ định kỳ hàng tuần với Thường trực Liên đoàn Lao động Quận;
hàng tháng giao ban toàn thể cán bộ nhân viên Nhà Văn hóa Lao đông Quận.
2. Định kỳ hàng quý, có
báo cáo kết quả hoạt động cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên đoàn
Lao động Quận.
CHƯƠNG V
CƠ SỞ
VẬT CHẤT VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Điều 17: Quản lý tài sản
1. Nhà Văn hóa Lao động quản
lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật đối với đất đai, nhà cửa,
thiết bị, tài sản do Công đoàn Quận giao để đảm bảo các hoạt động của Nhà Văn
hóa Lao động (không được cho thuê lại).
2. Hàng năm, Nhà Văn hóa Lao
động phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của Nhà Văn hóa Lao động
và thực hiện chế độ báo cáo Ban Thường vụ Công đoàn Quận theo quy định của pháp
luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều
18: Quản lý tài chính
1. Nhà Văn hóa Lao động thực
hiện chế độ tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn
và theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu. Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động phải xây
dựng dự toán hàng năm trên cơ sở kế hoạch hoạt động và khai thác các nguồn thu,
chi, báo cáo Công đoàn Quận.
2. Định kỳ 6 tháng, Giám đốc
Nhà Văn hóa Lao động có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động nói chung và công
tác tài chính với Ban Thường vụ Công đoàn Quận; chịu sự kiểm tra giám sát của cơ
quan tài chính nhà nước và Uỷ ban kiểm tra Công đoàn Quận.
CHƯƠNG VI
MỐI QUAN HỆ
Điều 19: Đối
với Cung Văn hóa Lao động Thành phố và các đơn vị nghiệp vụ liên quan
1. Nhà Văn hóa Lao động Quận
chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp hoạt động của Cung Văn
hóa Lao động Thành phố để phù hợp tình hình thực tế địa phương .
2. Xây dựng mối quan hệ phối
hợp với các ngành có liên quan đặc biệt là với ngành Văn hóa, Thể dục Thể thao
Quận để thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động Quận.
3. Trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của mình tổ chức hướng dẫn CĐCS hoạt động trên các mặt
thuộc lĩnh vực hoạt động Nhà Văn hóa Lao động Quận.
Điều
20: Đối với Công đoàn Quận
1. Nhà Văn hóa Lao động chịu
sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Công đoàn Quận.
2. Hàng năm Công đoàn Quận xem
xét phê duyệt kết quả hoạt động tài chính và hoạt động chuyên môn trong năm; kế
hoạch tài chính và hoạt động chuyên môn năm sau của Nhà Văn hoá Lao động.
CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 21:
Ban giám đốc và các cán bộ, công nhân viên Nhà Văn hoá Lao động có nhiệm vụ
triển khai thực hiện tốt Quy chế này.
Điều 22:
Quy chế này đã được hội nghị ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Ban Thường vụ Liên
đoàn Lao động Quận thông qua và áp dụng từ nay đến hết năm 2014, không ai được
quyền chỉnh sửa quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh những
vấn đề mới, Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động có trách nhiệm đề xuất Ban Thường vụ
Liên đoàn Lao động Quận tổ chức hội nghị xem xét để bổ sung, chỉnh sửa Quy chế
phù hợp tình hình thực tế hoạt động Nhà Văn hóa Lao động.
Điều 22:
Quy chế này có hiệu lực kể từ khi ký quyết định ban hành.
|
BAN GIÁM ĐỐC NHÀ VĂN HÓA
LAO ĐỘNG QUẬN |