Một số hình thức phổ biến giáo d
Một số hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ
Để pháp
luật, nhất là pháp luật lao động và công đoàn được thực thi và phát huy hiệu quả,
một trong những công tác quan trọng là phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung
pháp luật liên quan trực tiếp đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân,
viên chức, người lao động (CNVCLĐ). Với quan điểm đó, trong Nghị quyết của các
kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết của Ban Chấp hành TLĐ đều đã nhấn
mạnh đến các mặt hoạt động công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của
công đoàn như hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động; hoạt động tham gia
xây dựng chính sách, pháp luật; PBGDPL của tổ chức Công đoàn. Công tác chỉ đạo
tổ chức, xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật…
Để đưa các
văn bản pháp luật đến với CNVCLĐ, công tác PBGDPL được thực hiện thông qua nhiều
hình thức khác nhau, bằng nhiều phương pháp, cách làm khác nhau. Tuy nhiên,
không phải tất cả các hình thức đều phù hợp với mọi đối tượng và có thể thực
hiện được ở mọi địa bàn, trong mọi điều kiện. Vì vậy, để công tác PBGDPL thực sự
có hiệu quả, để các văn bản pháp luật đến với CNVCLĐ thì một trong những yêu
cầu quan trọng là phải lựa chọn hình thức và biện pháp cho phù hợp. Để làm đựơc
điều đó, các cấp công đoàn đã có nhiều hình thức PBGDPL đa dạng và được thực
hiện bằng nhiều biện pháp sinh động, phong phú.
Tổ
chức tập huấn, toạ đàm, thi tìm hiểu…
vẫn là hình thức PBGDPL thu hút được đông đảo CNVCLĐ tham gia, đạt hiệu quả
thiết thực. Nhiều bộ luật và văn bản luật có liên quan trực tiếp đến người lao
động được tập huấn rộng rãi như: Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung,
Luật Công đoàn...
Thi tìm
hiểu pháp luật
là một hình thức PBGDPL sinh động, hấp dẫn thu hút được sự tham gia đông đảo của
CNVCLĐ trong các ngành nghề và địa bàn công tác. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật
được tổ chức ở trung ương cũng như ở địa phương với nhiều hình thức như thi “hái
hoa dân chủ”; thi viết, qua các hình thức văn hoá, văn nghệ… với quy mô tổ chức
khác nhau phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh ở từng cơ sở. Điển hình là các cuộc
thi: tìm hiểu Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động; thi An toàn, vệ sinh viên; tìm
hiểu pháp luật về lao động nữ, chọn hòa giải viên lao động giỏi, tìm hiểu Chương
trình tổng thể cải cách hành chính, tuyên truyền viên pháp luật giỏi, tìm hiểu
Luật giao thông…
Thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng: Hệ thống các phương tiện thông tin đại
chúng của Công đoàn đã trở thành công cụ PBGDPL được thực hiện thường xuyên và
hiệu quả từ nhiều năm nay với đặc trưng là tính phổ cập, thường ngày, kịp thời
đưa pháp luật đến với CNVCLĐ. Tổng Liên đoàn tiếp tục phát huy thế mạnh của các
tờ báo và tạp chí, nhà xuất bản của hệ thống. Các chương trình công đoàn trên
các phương tiện thông tin từ trung ương đến địa phương qua mỗi năm đều được nâng
cao chất lượng nội dung, cải tiến về hình thức thể hiện, tăng thời lượng phát
sóng, số trang, mục. Thông qua các chuyên mục, các báo, tạp chí trong hệ thống
công đoàn không chỉ tập trung, phổ biến, giới thiệu chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước tới CNVCLĐ, về hoạt động của các cấp công đoàn
trong công tác xây dựng, thi hành pháp luật mà nhiều bài báo đã phản ánh việc
chủ doanh nghiệp vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động kịp thời
kiến nghị với các cơ quan Nhà nước bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp
luật cho phù hợp với thực tế.
Biên
soạn, phát hành tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật:
Công tác biên soạn, phát hành
tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật mới liên quan đến CNVCLĐ được các cấp công
đoàn đặc biệt quan tâm đẩy mạnh như Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật công đoàn,
Luật cán bộ, công chức, các sách cẩm nang pháp luật sách phổ biến, sách hướng
dẫn nghiệp vụ công đoàn... Nội dung các văn bản pháp luật được biên soạn ngắn
gọn, dễ nhớ, dễ hiểu với nhiều hình thức đa dạng như các sách hỏi - đáp, sổ tay
pháp luật, tài liệu thông tin pháp luật, các loại tờ gấp, pa- nô, áp phích, sách
báo... Các loại hình tài liệu trên đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho CNVCLĐ,
cán bộ CĐ, góp phần không nhỏ vào việc đưa pháp luật vào cuộc sống.
Tủ
sách pháp luật
có tác dụng rất thiết thực, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi sự nghiệp đổi
mới đất nước ngày càng phát triển, đời sống dân trí ngày một cao, việc giao lưu
văn hoá pháp lý trong nước và ngoài nước được mở rộng thì tủ sách pháp luật là
phương tiện hữu hiệu để CNVCLĐ nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định của
pháp luật vào thực tế cuộc sống một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống. Sách
pháp luật phổ thông bao gồm: sách hỏi - đáp, bình luận, giải thích pháp luật về
quyền, nghĩa vụ của người lao động trong quan hệ lao động. Các văn bản nội bộ
tại doanh nghiệp như TƯLĐTT, Nội quy lao động, Quy chế dân chủ, Quy chế mối quan
hệ phối hợp giữa công đoàn và giám đốc doanh nghiệp…
Thông
qua công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật:
Nội dung hoạt động
của các cơ sở tư vấn pháp luật công đoàn bao gồm hầu hết các lĩnh vực pháp luật
và các dịch vụ pháp lý khác, trong đó, chủ yếu là lĩnh vực lao động và công đoàn,
hỗ trợ các công đoàn cơ sở xây dựng, tham gia soạn thảo thỏa ước lao động, nội
quy lao động, quy chế phối hợp hoạt động giữa đơn vị và công đoàn cơ sở; Tham
gia xây dựng các quy chế về chuyển xếp lương, sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ thưởng
tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…
Thông qua
công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật:
Các cấp công đoàn cũng phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra thi hành pháp luật,
nhất là việc thực hiện Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn và các chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế trong các cơ quan, doanh nghiệp. Qua kiểm tra phát hiện
những lệnh lạc, hướng dẫn thực hiện theo đúng pháp luật, đồng thời có kiến nghị
sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
Hoạt động
PBGDPL còn được thực hiện thông qua việc lấy ý kiến tham gia xây dựng pháp luật.
Việc tham gia xây dựng pháp luật đã tập trung trí tuệ của đông đảo CNVCLĐ trong
các cơ quan, doanh nghiệp. Thông qua đó, đã góp phần đưa nội dung của các văn
bản pháp luật đến CNVCLĐ.
Thông qua
hệ thống các câu lạc bộ của công đoàn:
Câu lạc bộ pháp luật là một
hình thức PBGDPL có hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng. Câu lạc bộ pháp luật
là nơi tập hợp các hội viên của câu lạc bộ và nhiều người khác tham gia, tạo
điều kiện giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức pháp luật cần thiết cho hội viên
và những người tham gia câu lạc bộ; giúp hội viên câu lạc bộ nắm vững pháp luật,
tạo điều kiện để họ đề đạt và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
những vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Hệ thống
các câu lạc bộ của công đoàn đã đóng góp tích cực cho công tác PBGDPL.
Thông
qua hoạt động hoà giải của hội đồng hoà giải lao động cơ sở:
Hoà giải ở cơ sở là việc hướng
dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự giải quyết với nhau
mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích, những việc vi phạm pháp luật có tính chất nội
bộ nhằm khôi phục, giữ gìn tình đoàn kết, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật,
bảo đảm sự ổn định, hài hoà trong quan hệ lao động
Hoà giải là
một hình thức PBGDPL gắn với từng vụ việc cụ thể và vì vậy có hiệu quả trực tiếp,
gần gũi với CNVC- LĐ. Thông qua từng vụ việc cụ thể phát sinh trong cuộc sống,
việc hoà giải trở thành hình thức truyền tải, đưa pháp luật đến với người lao
động một cách tự nhiên. Có thể nói, đẩy mạnh công tác hoà giải của hội đồng hoà
giải lao động cơ sở là một trong những hình thức, giải pháp trực tiếp góp phần
công tác PBGDPL có hiệu quả.
Qua phổ
biến, giáo dục pháp luật CNVCLĐ được nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp
luật, biết sử dụng các quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, của Nhà nước và của xã hội; góp phần ổn định, phát triển quan hệ lao
động hài hoà, lành mạnh.
Lệ Thanh