Đề cương tuyên truyền
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
KỶ NIỆM 85 NĂM NGÀY THÀNH
LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
(28/7/1929 - 28/7/2014)
1- Công đoàn Việt Nam ra đời – đòi hỏi tất yếu của
lịch sử:
Ngược dòng lịch sử cách
đây 85
năm, ngày 28/7/1929, tổ chức Công đoàn Việt
Nam ra đời.
Đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của
phong trào công nhân Việt Nam; là hạt nhân vận động, tập hợp giai cấp công nhân
đi dưới ngọn cờ cách mạng vinh quang của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong 85 năm
qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp; trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước.
Sự ra đời của tổ chức
Công đoàn Việt Nam gắn liền với sự hình thành, phát triển của giai cấp công nhân
và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Người đặt nền móng về chính trị, tư
tưởng và tổ chức cho sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trong tác phẩm
“Đường Kách mệnh” viết năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm
vụ của Công hội là: “Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau
cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt
của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm
là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”.
Như một tất yếu của lịch sử,
các tổ chức Công hội sơ khai ra đời; đặc biệt là tổ chức Công hội Đỏ do người
công nhân ưu tú Tôn Đức Thắng (sau này là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa) sáng lập đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết của phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ 20; tạo một bước ngoặt to lớn
trong phong lịch sử trào đấu tranh của công nhân, đó là chuyển từ đấu tranh tự
phát sang đấu tranh tự giác, từ việc đấu tranh chỉ để đòi những quyền lợi trước
mắt sang đấu tranh có tổ chức và mang tính chính trị, từ đó có những đóng góp
quan trọng vào phong trào đấu tranh của công nhân thế giới.
Bằng con đường “Vô sản
hoá”, nhiều cán bộ do Nguyễn Ái Quốc đào tạo đã vào làm việc trong các
nhà máy, thâm nhập các khu lao động, các xóm thợ để tuyên truyền vận động công
nhân. Nhờ vậy, từ 1926-1929 đã xây dựng được nhiều cơ sở Công hội trong các nhà
máy, hầm mỏ, đồn điền, xưởng thợ, bến cảng ở các trung tâm kinh tế, chính trị
quan trọng trên khắp cả nước. Cuối năm 1928, đầu năm 1929, nhiều tổ chức Công
hội Đỏ được thành lập ở các xí nghiệp và phát triển, dần dần được thống nhất
thành Tổng Công hội Đỏ cấp tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn
Gai).
Yêu cầu khách quan
của cách mạng đòi hỏi phải có đội tiên phong chính trị là chính đảng của giai
cấp công nhân ra đời để lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân, đồng thời
lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự, do cho Tổ
quốc. Năm 1929, ba tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (tiền thân của Đảng
Cộng sản Việt Nam, được thành lập ngày 3-2-1930), bước đầu đáp ứng yêu cầu của
phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Nhờ đó, tổ chức Công hội càng phát
triển nhanh chóng, nhất là ở các tỉnh miền Bắc, nơi có nhiều trung tâm công
nghiệp, nơi tập trung một số lượng lớn công nhân.
Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết
của công tác vận động công nhân và tăng cường sức mạnh cho tổ chức Công hội,
ngày 28/7/1929, theo quyết định của Đông Dương Cộng sản Đảng, đồng chí Nguyễn
Đức Cảnh triệu tập Hội nghị đại biểu Công hội Đỏ Bắc kỳ lần thứ nhất, họp tại số
nhà 15 Hàng Nón, Hà Nội. Hội nghị đã bầu Ban Chấp hành lâm thời gồm 6 ủy viên,
do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Hội nghị đã thông qua Chương trình, Điều
lệ, phương hướng hoạt động và quyết định xuất bản Báo Lao động và Tạp chí Công
hội Đỏ (Sau này, Đại hội V Công đoàn Việt Nam (tháng 11-1983) đã quyết định lấy
ngày 28/7/1929 là ngày kỷ niệm thành lập Công đoàn Việt Nam). Tiếp sau sự kiện
thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ, các Tổng Công hội Đỏ ở miền Trung, miền Nam
được thành lập. Từ năm 1930, Tổng Công hội Đỏ đã hoạt động khắp cả nước.
Công hội Đỏ ra đời có
ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Vừa là kết quả tất
yếu của sự trưởng thành về chất lượng phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng
lợi của đường lối công vận của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông
Dương cũng như của phong trào cộng sản nói chung. Đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu
bức thiết về mô hình tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam và đánh dấu sự
hòa nhập của phong trào công nhân nước ta với phong trào cộng sản công nhân quốc
tế.
Đánh giá về sự kiện
thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ, đồng chí Hoàng Quốc Việt - Nguyên Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nói: “Trong lịch sử phong trào công đoàn
Việt Nam, Công hội Đỏ là tổ chức quần chúng đầu tiên của giai cấp công nhân Việt
Nam. Công hội Đỏ ra đời giữa lúc giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam bị áp
bức bóc lột thậm tệ. Sớm được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Công hội
Đỏ đã luôn gắn liền việc vận động quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi hàng ngày
với việc tổ chức công nhân đoàn kết cùng các tầng lớp nhân dân chống đế quốc
Pháp để giải phóng dân tộc. Đồng thời, Công hội Đỏ cũng góp phần đặt mối quan hệ
đầu tiên giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong trào công nhân thế giới,
đặc biệt là với công đoàn và công nhân Pháp”.
Sự ra đời của Công
đoàn cách mạnh Việt Nam có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào
công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Khẳng định luận
điểm nổi tiếng của Lênin đó là “Giai
cấp công nhân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng chỉ phát triển và chỉ có thể
phát triển bằng con đường Công đoàn, bằng sự tác động qua lại giữa Công đoàn và
Đảng của giai cấp công nhân, chứ không thể bằng con đường nào khác’’.
Trong 85 năm qua, tổ
chức Công đoàn Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; đã vận động, tập
hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao động dưới ngọn cờ cách mạng do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo để có những đóng góp to lớn trong thắng lợi của hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; tổ chức và vận động công
nhân, viên chức, lao động hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước,
góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Đặc biệt, trong công
cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt là trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay; giai
cấp công nhân Việt Nam nói chung và giai cấp công nhân thành phố nói riêng đã
tiếp tục phát huy vai trò của mình qua các phong trào thi đua yêu nước, phong
trào Lao động giỏi - Lao động sáng tạo, tiên phong trong các ngành nghề, trực
tiếp tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.
Tổ chức Công đoàn đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; tập
trung xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, hướng các hoạt động trọng
tâm về Công đoàn cơ sở nhằm phát huy hiệu quả vai trò của Công đoàn cơ sở, góp
phần thực hiện tốt các chức năng của tổ chức Công đoàn, đáp ứng sự phát triển
không ngừng của phong trào công nhân, viên chức, lao động.
2- Công đoàn thành phố Hồ
Chí Minh - tự hào với truyền thống vẻ vang, không ngừng tự đổi mới và phát
triển.
Thành phố Hồ Chí Minh (trước
đây là Sài Gòn - Chợ Lớn) tự hào là một trong những nơi phong trào đấu tranh
chống thực dân đế quốc diễn ra mạnh mẽ nhất; là nơi người công nhân ưu tú Tôn
Đức Thắng thành lập tổ chức Công hội để tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo công nhân
đấu tranh.
Từ khi ra đời đến khi trưởng thành và bước lên vũ đài chính trị, trở thành lực
lượng chủ lực, có vai trò lãnh đạo cách mạng trong suốt quá trình chống Pháp và
chống Mỹ, đội ngũ công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn luôn là bộ phận tích cực đầy năng
động sáng tạo của giai cấp công nhân Việt Nam. 85 năm qua, đội ngũ công nhân Sài
Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
đã trải
qua nhiều giai đoạn cách mạng kiên cường dũng cảm, rèn luyện trong thử thách,
gian nan để trưởng thành nhanh chóng, xứng đáng với vai trò tiên phong của giai
cấp mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Điểm nổi bật nhất của
hoạt động Công đoàn thành phố Hồ
Chí Minh và phong trào công nhân,
viên chức, lao động trong thời kỳ
đổi mới là “năng động, sáng tạo, đi đầu”. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó
khăn, thách thức, có những mặt gay gắt hơn, nhưng bằng sức mạnh của sự đoàn kết,
ý chí vượt khó, những hoạt động năng động, sáng tạo, phong phú, bền bỉ, giai cấp
công nhân và tổ chức Công đoàn đã phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm
vụ chủ yếu mà Đại hội Công đoàn các nhiệm kỳ đã đề ra, góp phần quan trọng trực
tiếp vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội của Thành phố.
Đặc biệt, vai trò của
Công đoàn trong đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của CNVCLĐ ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn và thể hiện rõ rệt hơn, hiệu quả
hơn với những chương trình, việc làm cụ thể và thiết thực, ngày càng khẳng định
vị trí đối với người lao động và người sử dụng lao động.
Là nơi tập trung đông
doanh nghiệp, đông công nhân nhất nước, vào năm 2007, công nhân, người lao động
thành phố là 992.321 người; sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành
Trung ương về xây dựng giai cấp công nhân, đến cuối năm 2013 đã tăng lên
1.322.641 người; riêng ở 16 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã
có 270.000 công nhân. Thành phố Hồ Chí Minh chính là nơi mà quan hệ lao động và
cách giải quyết tranh chấp lao động đã đóng góp nhiều kinh nghiệm sinh động cho
cả nước. Như Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã đánh
giá: “Công đoàn Thành phố đã nhận thức đúng trong việc xem tranh chấp lao động
là tất yếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần. Nhờ đó
đã không hoang mang, lo lắng hoặc cứng nhắc trong suy nghĩ, hành động mà vận
dụng cùng lúc nhiều phương pháp như giáo dục, tuyên truyền vận động, hướng dẫn
thực hiện quy định của pháp luật (ký thỏa ước lao động tập thể, đại hội, nội
quy) đến trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp, kiến nghị lập đoàn liên
ngành”.
Chính từ thực tiễn
đó, phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn thành phố cũng đã đóng góp rất
nhiều cho việc sửa đổi các quy định chưa phù hợp của Bộ Luật Lao Động, Luật Công
đoàn và nhiều chính sách pháp luật khác liên quan đến đời sống công nhân. Đặc
biệt, bằng sự kiên định của mình, Công đoàn Thành phố cùng Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam đã giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy Chính phủ tăng lương
tối thiểu cho người lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đầu
năm 2006.
Bên cạnh đó, các hoạt
động chăm lo toàn diện cho đội ngũ công nhân thành phố cũng là những nét son của
Công đoàn thành phố. Từ phong trào học tập rèn luyện nâng cao học vấn, tay nghề
dẫn đến sự ra đời của hệ thống các cơ sở đào tạo của Công đoàn Thành phố như
Trường bổ túc văn hóa Tôn Đức Thắng (nay là Trung tâm giáo dục thường xuyên Tôn
Đức Thắng), Trường Trung cấp nghề kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng, Trường đại
học Tôn Đức Thắng…
Học bổng Nguyễn Đức
Cảnh chăm lo học hành cho con CNVCLĐ, Trại hè Thanh Đa - sân chơi bổ ích, hấp
dẫn dành cho con em CNVCLĐ; Quỹ Trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm là những
hoạt động mang nét đặc trưng, riêng biệt của Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh.
Giải thưởng Tôn Đức Thắng tôn vinh công nhân, kỹ sư trực tiếp sản xuất đã gợi
lên ý tưởng để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập giải thưởng Nguyễn Đức
Cảnh; Giải thưởng 28-7 tôn vinh những cán bộ Công đoàn cơ sở hết lòng vì người
lao động ra đời đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Những năm gần đây khi
kinh tế phát triển, thu hút đầu tư tăng cao, kéo theo tình hình quan hệ lao động
ngày càng phức tạp, Liên đoàn Lao động TP đã đề ra nhiều nội dung hoạt động nhằm
góp phần lành mạnh hóa quan hệ lao động, chăm lo thiết thực hơn cho đội ngũ
CNVCLĐ. “Phong trào mùa xuân”, một nét rất riêng của Thành phố ra đời từ 2006
với mục đích tăng cường khả năng, giám sát, thương lượng của Công đoàn đối với
chủ doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
“Tổ công nhân tự quản” tại các khu nhà trọ có đông công nhân cũng là một kênh
thông tin hiệu quả giúp giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng, kịp thời.
Việc chăm lo tết cho công nhân qua các chương trình thiết thực, nghĩa tình như
“tấm vé nghĩa tình”, “Ngày hội gia đình Công đoàn”; vận động chủ nhà trọ chia sẻ
khó khăn với công nhân bằng cách không tăng giá; phối hợp với ngành điện thực
hiện việc bán điện đúng giá cho công nhân ở trọ. Đặc biệt, “Tháng công nhân” một
sáng tạo độc đáo của Công đoàn Thành phố đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam và Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy tháng 5 hàng năm để tổ chức
“Tháng công nhân” trong cả nước. Để có cơ sở đại diện, bảo vệ, chăm lo lợi ích
hợp pháp, chính đáng của công nhân, người lao động, tất yếu phải xây dựng tổ
chức công đoàn cơ sở ở khắp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư
nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; với phương châm nơi nào có công
nhân, nơi đó phải có tổ chức công đoàn. Năm 2007, có 6.914 công đoàn cơ sở, đến
cuối năm tăng lên 16.459 công đoàn cơ sở. Số công đoàn viên đến cuối năm 2007 là
734.000, đến cuối năm 2013 là 1.070.561. Trong 5 năm (2008-2013), tổ chức công
đoàn đã giới thiệu cho Đảng bộ thành phố kết nạp đảng 18.317 đoàn viên ưu tú (có
844 là công nhân trực tiếp sản xuất).
Từ khi ra đời đến khi
trưởng thành và bước lên vũ đài chính trị, trở thành lực lượng chủ lực, có vai
trò lãnh đạo cách mạng trong suốt quá trình chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ công
nhân Sài Gòn - Chợ Lớn luôn luôn là bộ phận tích cực đầy năng động sáng tạo của
giai cấp công nhân Việt Nam. 85 năm qua, đội ngũ công nhân Sài Gòn- TPHCM đã
trải qua nhiều giai đoạn cách mạng kiên cường dũng cảm, rèn luyện trong thử
thách, gian nan để trưởng thành nhanh chóng, xứng đáng với vai trò tiên phong
của giai cấp mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Nhìn lại chặng đường gần một thế kỷ của phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn
trong cách mạng dân tộc, dân chủ, chúng ta có thể tổng kết những vấn đề vừa là
đặc điểm vừa có ý nghĩa là bài học lịch sử sau đây:
1.
Luôn tin tưởng, gắn bó với đội tiên phong của giai cấp mình là Đảng Cộng sản,
phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thể hiện đầy đủ tính giai cấp, tính dân
tộc và tính thời đại. Ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đã quyện chặt với nhau
để đưa phong trào công nhân đi lên và càng trưởng thành khi có ánh sáng của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh rọi vào, đưa đến sự hình thành nên tổ
chức Công hội và tổ chức Đảng. Và từ đó Đảng, Công đoàn và phong trào công nhân
càng gắn bó mật thiết, máu thịt, đưa phong trào cách mạng của thành phố đi lên.
2.
Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn là một lực lượng đoàn kết thống nhất không bao giờ
chia rẽ về tư tưởng và tổ chức, không hề bị chủ nghĩa cải lương thỏa hiệp chi
phối. Chủ nghĩa cải lương tư sản, chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề, chủ nghĩa
trốt-kít phá hoại phong trào công nhân, đó là những bài học phản diện trên bước
đường trưởng thành. Từ Công hội Tôn Đức Thắng đến Thanh niên cách mạng đồng chí
Hội, từ phong trào công nhân đến Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bài học lịch sử
là lấy học thuyết Mác - Lênin làm kim chỉ Nam, là đi theo tư tưởng Hồ Chí Minh
kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản được thể hiện
trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Truyền thống đoàn kết đấu tranh của
công nhân Sài Gòn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được nâng lên từng bước với chất
lượng mới ngày càng cao. Đó là chất miễn dịch cực mạnh chống mọi khuynh hướng,
mọi chủ nghĩa phi Mác-xít Lêninít, tự do dân chủ giả hiệu, tự do nghiệp đoàn giả
hiệu.
3.
Phong trào công nhân có mối quan hệ mật thiết với phong trào nông dân hình thành
khối công - nông liên minh vững chắc cùng lực lượng trí thức nòng cốt cho Mặt
trận đoàn kết dân tộc phong trào cách mạng của nhân dân thành phố. Đội ngũ công
nhân Sài Gòn - Chợ Lớn vốn xuất thân từ nông dân lao động ở các vùng ngoại thành
Gia Định và lớp nghèo thành thị. Từ nguồn gốc của quá trình phát triển đó mà đội
ngũ công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn có mối quan hệ mật thiết với nông dân và các
tầng lớp nhân dân khác xuất xứ từ nhiều địa phương trong cả nước.
4.
Công nhân lao động Sài Gòn - Chợ Lớn thể hiện tính chiến đấu và tính năng động
sáng tạo cao trong sự kết hợp nhuần nhuyễn các nội dung và hình thức đấu tranh
hợp pháp, bán hợp pháp và bất hợp pháp.
5.
Phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn gắn chặt với phong trào cả nước và được
sự hỗ trợ đắc lực của phong trào cả nước. Đội ngũ công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn từ
khi ra đời đến khi trưởng thành trong suốt quá trình cách mạng đã không ngừng
phát huy vai trò nòng cốt của mình trong phong trào cách mạng của thành phố.
Phong trào công nhân tại thành phố này không chỉ vì quyền lợi thiết thân, vì cơm
áo và quyền sống của mình mà còn vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì cả tình hữu ái
giai cấp với phong trào công nhân và cách mạng thế giới. Tính giai cấp, tính dân
tộc và tính thời đại ngày càng thể hiện sâu sắc trong phong trào công nhân ở vị
trí trung tâm này. Do đó phong trào công nhân ở đây luôn gắn chặt với phong trào
cả nước, vì cả nước, cùng cả nước đấu tranh cho lợi ích của giai cấp và dân tộc.
Nhìn lại quá trình đấu tranh cách mạng gần một thế kỷ, công nhân lao động Sài
Gòn - Chợ Lớn đã nối tiếp và nâng cao truyền thống anh hùng bất khuất của dân
tộc, đã xác lập và phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân, cùng đồng
bào các giới góp phần rất to lớn vào sự nghiệp giải phóng thành phố, giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
6.
Ngày nay, trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng có đường lối đổi
mới, từ đổi mới tư duy đến đổi mới kinh tế và từng bước đổi mới chính trị phù
hợp với tình hình khách quan của nước ta và xu hướng phát triển của thế giới.
Thực hiện đường lối đó, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực phát huy nhân tài vật
lực của đất nước đồng thời thực hiện chính sách mở cửa liên doanh, liên kết với
nước ngoài nhằm phát triển lực lượng sản xuất, mở ra nhiều ngành nghề, tiếp tục
và phát triển những tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ và khoa học kỹ thuật tiên
tiến. Đó là vận hội mới mở ra cho đội ngũ công nhân thành phố cũng như cả nước
sự phát triển vượt bậc về số lượng và chất lượng. Chất lượng muốn nói ở đây
không chỉ là trình độ nghề nghiệp, là sự tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ về
khoa học kỹ thuật mà còn là nhận thức chính trị, bản lĩnh chính trị để làm tròn
vai trò tiên phong lãnh đạo của giai cấp mình theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vì rằng chính sách kinh tế nhiều thành phần cùng với cơ chế thị trường, dù có sự
quản lý và điều tiết của nhà nước, vẫn luôn luôn có hai mặt: mặt tích cực là
phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải
cho xã hội, phồn vinh cho đất nước nhưng đồng thời cũng có mặt tiêu cực là đang
từng ngày tạo ra sự phân hóa giàu, nghèo, phân hóa hàng ngũ giai cấp công nhân,
gây nên những bất công xã hội cùng sự tha hóa về phẩm chất, đạo đức… Đó là chưa
kể đến những thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch đang ra sức thực hiện mưu đồ “diễn biến hòa bình” với những chiêu bài
“đa nguyên đa đảng”, “dân chủ”, “nhân quyền” hòng ngăn chặn và phá hoại con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
7.
Để hoàn thành vai trò của mình đối với giai cấp, đối với Đảng, tổ chức công đoàn
phải thật sự đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân;
có nhiều hình thức phong phú, thiết thực chăm lo đời sống, việc làm, tay nghề,
thu nhập, điều kiện lao động của công nhân, đặc biệt các trường hợp khó khăn;
qua phong trào lao động giỏi - lao động sáng tạo và các hoạt động thiết thực mà
nâng cao nhận thức chính trị, mà phát triển tổ chức công đoàn; nơi nào có công
nhân, nơi đó phái có tổ chức công đoàn; phát hiện công nhân ưu tú để bồi dưỡng
thành cốt cán của công đoàn, bổ sung đội ngũ cán bộ công đoàn, giới thiệu cho
Đảng bồi dưỡng, kết nạp; tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng.
Tự hào với truyền
thống 85 năm đấu tranh và phát triển đầy vẻ vang của tổ chức Công đoàn Việt Nam,
tự hào về sự trưởng thành đi lên mạnh mẽ của tổ chức Công đoàn và phong trào
CNVC-LĐ Thành phố hôm nay, chúng ta càng phải quyết tâm phấn đấu nhiều hơn nữa
để kế thừa và phát huy một cách xứng đáng những truyền thống tốt đẹp đó./.