Vị Trí Địa Lý
VỊ TRÍ ĐIẠ LÝ - BẢN ĐỒ
Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập
bao gồm 10 phường theo nghị định 130/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, từ Thị
trấn An Lạc, xã Bình Hưng Hoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình
Chánh trước đây. Trong những năm gần đây tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, có
phường hầu như không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế-xã hội của
quận phát triển nhanh theo hướng đô thị.
a/ Vị trí địa lý:
- Phía Bắc: giáp Quận 12, huyện Hóc Môn.
- Phía Nam: giáp Quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh).
- Phía Đông: Giáp quận Tân Bình, Quận 6, Quận 8.
- Phía Tây: giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh).
:
b/ Địa hình, thổ
nhưỡng địa chất công trình:
- Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc-
Tây Nam, được chia làm hai vùng:
·
Vùng 1: Vùng cao dạng địa hình bào
mòn sinh tụ, cao độ từ 3-4m, độ dốc 0-4m tập trung ở phường Bình TRị Đông,
phường Bình Hưng Hoà.
·
Vùng 2: Vùng thấp dạng địa hình
tích tụ bao gồm: phường Tân Tạo và phường An Lạc.
- Về thổ nhưỡng quận Bình Tân có
03 loại chính :
·
Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các
phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông thành phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết
cấu rời rạc.
·
Đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và
một phần của phường Tân Tạo A.
·
Đất phèn phân bố ở An Lạc và một
phần phường Tân Tạo
Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình
thành phát triển đô thị mới.
c/ Đặc điểm dân
số và nguồn nhân lực:
Dân số quận Bình Tân Tăng rất nhanh trong
thời gian qua, tốc độ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999-2003 là 16,17%.
Mật độ dân cư bình quân năm 2003 là 5.115 người/km2, nơi có mật độ dân cư đông
nhất là phường An Lạc A 16.680 người/km2 và thấp nhất là phường Tân Tạo 1.592
người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các phường có
tốc độ đô thị hoá nhanh như: An Lạc A, Bình Hưng Hoà A, Bình Trị Đông.
Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ
yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%,
còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài… .
Tôn giáo có phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo…
trong đó phật giáo chiếm 27,26 % trong tổng số dân có theo đạo.
BẢN
ĐỒ HÀNH CHÍNH