Trang chủ
Giới thiệu
Giới thiệu về Liên đoàn Lao động Quận
Vị trí địa lý, bản đồ quận Bình Tân
Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Quận
Ban chấp hành LĐLĐ Quận khóa III
Quy chế hoạt động Ban chấp hành Công đoàn Quận nhiệm kỳ 2008-2013
Đại hội Công đoàn Quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2018-2023
Đại hội Công đoàn Quận lần III, nhiệm kỳ (2012-2017)
Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Lao động Quận
Nhà Văn hóa Lao động quận Bình Tân
Quỹ trợ vốn cho người Lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) Bình Tân
Công đoàn cơ sở trực thuộc
Hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động Công đoàn
Hướng dẫn hồ sơ thành lập Công đoàn cơ sở
Hướng dẫn xác nhận chưa đủ điều kiện thành lập CĐCS
Hướng dẫn hồ sơ củng cố Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
Hướng dẫn xây dựng Thỏa ước lao động tập thể
Hướng dẫn thành lập hội đồng Bảo hộ Lao động cơ sở
Hướng dẫn xử lý kỷ luật lao động
Hướng dẫn thành lập hội đồng Hòa giải Lao động cơ sở
Hướng dẫn nội dung thu chi ngân sách Công đoàn cơ sở
Hướng dẫn đăng ký phong trào thi đua Phụ nữ hai giỏi
Thông tin hoạt động Công đoàn
Thông tin Công đoàn
Nhà Văn hóa Lao động Quận
Giới thiệu về Nhà Văn hóa Lao động Quận
Sơ đồ tổ chức Nhà Văn hóa Lao động Quận
Quy chế hoạt động Nhà Văn hóa Lao động Quận
Thông tin hoạt động Nhà Văn hóa Lao động Quận
Các câu lạc bộ Nhà Văn hóa Lao động Quận
Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm (CEP) Bình Tân
Giới thiệu về CEP Bình Tân
Thông tin hoạt động CEP Bình Tân
các văn bản pháp luật
Luật Lao động
Luật Công đoàn
Luật Doanh nghiệp
Luật Bảo hiểm xã hội
Luật Dạy nghề
Luật Bảo hiểm y tế
Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XI
Pháp lệnh tố tụng lao động
Luật Giao thông đường bộ
Tra cứu văn bản
Chia sẽ kinh nghiệm hoạt động Công đoàn
Bài viết của đoàn viên
Gửi bài viết
Tiếp nhận - Xử lý hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ thành lập, củng cố Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
Phúc đáp hồ sơ thành lập, củng cố Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
Tiếp nhận báo cáo của Công đoàn cơ sở
Tư vấn Pháp Luật
Tiếp nhận
Phúc đáp
Ý kiến của Công đoàn cơ sở
Tiếp nhận ý kiến
Trả lời ý kiến
Các biểu mẫu
Các Quyết định Thành lâp và chuẩn y BCH CĐCS đã ký
Quyết định thành lập CĐCS
Quyết định Bổ sung, Củng cố BCH CĐCS
Quyết định Cấp dấu CĐCS
Quyết định chuẩn y BCH CĐCS
Quyết định chuyển giao, giải thể CĐCS
Tư liệu
Các bài hát
Công đoàn Việt Nam và các tư liệu khác
Tư liệu hình ảnh
Sơ đồ site
Video clips
Góc thư giãn
Truyện cười
Sức khỏe, dinh dưỡng, chăm sóc sắc đep
Mẹo vặt
Phòng, chống dịch Covid-19
Đại hội công đoàn quận lần thứ V, Nhiệm kỳ 2023-2028
Số lượt truy cập 4005404
QUY CHẾ

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA

LAO ĐỘNG QUẬN BÌNH TÂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 48 /QĐ-TLĐ ngày 13 tháng 01 năm 2010

của Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động quận Bình Tân)

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

          Điều 1: Phạm vi áp dụng

Quy chế này áp dụng tại Nhà Văn hóa Lao động quận Bình Tân (gọi chung là Nhà Văn hóa Lao động) trực thuộc Liên đoàn Lao động quận Bình Tân.

          Điều 2: Tư cách pháp nhân

1. Nhà Văn hóa Lao động Quận Bình Tân do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh thành lập tại quyết định số 51/QĐ-LĐLĐ ngày 22/09/2009 theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Quận Bình Tân tại tờ trình số 41 /TTr-LĐ ngày 04 tháng  09 năm 2009. Nhà Văn hóa Lao động Quận được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh phân cấp cho Liên đoàn Lao động Quận Bình Tân trực tiếp quản lý, chỉ đạo.

2. Nhà Văn hóa Lao động là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản ngân hàng theo quy định của pháp luật.

          Điều 3: Đối tượng phục vụ

          Đối tượng phục vụ của Nhà Văn hóa Lao động là cán bộ, công nhân, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn và các đối tượng khác trên địa bàn quận Bình Tân.

CHƯƠNG II

MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 4: Mục tiêu

Xây dựng Nhà Văn hóa Lao động quận Bình Tân trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trung tâm giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ của Đoàn viên công đoàn và CNVC-LĐ trên địa bàn Quận.

Điều 5: Chức năng

1. Nhà Văn hóa Lao động là trung tâm hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần trên địa bàn Quận.

2. Trung tâm tập hợp, tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ và hạt nhân cho phong trào cơ sở; là nơi tổ chức các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, và sáng tạo văn hóa, thể thao lành mạnh.

          Điều 6: Nhiệm vụ

1. Tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, tuyên truyền các hoạt động chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, các hoạt động Công đoàn trong và ngoài nước để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhận thức pháp luật của CNVC-LĐ Quận, thu hút đông đảo CNVC-LĐ gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.

          2. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, các hình thức bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, tài năng và sở thích lành mạnh của Đoàn viên công đoàn, CNNVC-LĐ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mọi đối tượng trong quần chúng, bồi dưỡng cán bộ hạt nhân trong Công đoàn cơ sở.

3. Tổ chức các hoạt động có thu trên các lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thi đấu  thể dục thể thao, hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ và các dịch vụ văn hóa khác không trái với quy định của Nhà nước và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà Văn hóa Lao động nhằm bổ sung kinh phí hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

4. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được giao, bảo toàn và phát triển cơ sở vật chất của Nhà Văn hóa Lao động Quận. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và tổ chức Công đoàn. Xây dựng mối quan hệ tốt với các ngành có liên quan để khai thác có hiệu quả các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động Quận.

          Điều 7: Quyền hạn

          1. Nhà Văn hoá Lao động có quyền hạn và nghĩa vụ như một đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa – thể thao của nhà nước trực thuộc Liên đoàn Lao động quận Bình Tân.

          2. Được đề nghị xếp hạng theo quy định của Nhà nước.

          3. Được Công đoàn Quận hỗ trợ kinh phí hoạt động trong thời đầu và sửa chữa bảo dưỡng lớn, xây dựng thêm hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động Nhà Văn hóa Lao động (sau khi được sự đồng ý của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố).

4. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực huy động theo quy định của pháp luật trên cơ sở được sự thống nhất của Công đoàn Quận và sự chỉ đạo của Quận ủy, Liên đoàn Lao động Thành phố.

5. Được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà Văn hoá Lao động và sự thống nhất của Công đoàn Quận để mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động.

6. Được sử dụng nguồn thu từ các hoạt động thường xuyên (kể cả dịch vụ) để đầu tư cơ sở vật chất; chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn kinh phí của Nhà Văn hóa Lao động; chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên.

7. Thực hiện các quyền tự chủ khác theo phân cấp quản lý của Công đoàn Quận và quy định của pháp luật.

Điều 8: Hoạt động chính của Nhà Văn hóa

1. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật:

-  Tổ chức các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, Hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu, tọa đàm và hình thành các Câu lạc bộ, Đội nhóm cùng sở thích.

2. Các hoạt động Thể dục thể thao:

- Tổ chức các hoạt động.

3. Các lớp bồi dưỡng kiến thức và tổ chức giới thiệu việc làm:

- Tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, quay phim, chụp ảnh, nghiệp vụ văn phòng, các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về Luật Lao động cho công nhân lao động tìm việc và giới thiệu việc làm cho người lao động.

5. Hoạt động dịch vụ:

- Tổ chức tiệc cưới, sự kiện và các dịch vụ khác mà pháp luật không cấm.

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT

          Điều 9: Tổ chức bộ máy của Nhà Văn hóa Lao động

          1. Giám đốc, Phó Giám đốc;

          2. Bộ phận Dịch vụ-Nghiệp vụ; Bộ phận vệ sinh, tạp vụ và Bộ phận Kế toán, thủ quỹ. Ngoài ra, xuất phát từ nhu cầu hoạt động của Nhà văn hóa Lao động, Giám đốc Nhà văn hóa Lao động có thể quyết định thành lập thêm và quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà văn hóa Lao động.

3. Nhà Văn hóa Lao động sinh hoạt Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chung với Liên đoàn Lao động Quận.

Điều 10: Nhân sự

1. Biên chế, cán bộ nhân viên của Nhà Văn hóa Lao động gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc; Bộ phận Dịch vụ-Nghiệp vụ (03 đồng chí); Bộ phận Kế toán, thủ quỹ (02 đồng chí); Bộ phận Bảo vệ, tạp vụ (06 đồng chí). Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu công việc và khả năng tự cân đối thu chi, Giám đốc Nhà văn hóa Lao động được ký hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu định biên đã được giao, nhưng phải đảm bảo các quy định của pháp luật.

2. Việc tiếp nhận và điều động cán bộ trong khung biên chế của Nhà Văn hóa Lao động do giám đốc Nhà Văn hóa Lao động quyết định.

 3. Cán bộ nhân viên công tác tại Nhà Văn hóa Lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động phù hợp với chức danh công việc, đáp ứng yêu cầu hoạt động và quản lý của Nhà Văn hóa Lao động. Việc tuyển dụng phải theo quy chế, tiêu chuẩn và dân chủ, công khai.

Điều 11: Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, phó giám đốc Nhà văn hóa Lao động.

1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm: Thực hiện theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Giám đốc, phó giám đốc Nhà văn hóa Lao động phải có trình độ đại học trở lên, trình độ chính trị trung cấp trở lên, am hiểu về lĩnh vực quản lý văn hóa, thể thao.

2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc Nhà văn hóa Lao động do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Quận đế xuất, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố quyết định.

3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó giám đốc Nhà Văn hóa Lao động do giám đốc Nhà Văn hóa Lao động quyết định.

          Điều 12: Nhiệm vụ của Giám đốc

1. Điều hành hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động theo chế độ thủ trưởng. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động hàng năm theo định hướng của Cung Văn hóa Lao động Thành phố và Ban Thường vụ Công đoàn Quận.

 2. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của Nhà Văn hóa Lao động và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động theo các quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3. Thực hiện công tác quản lý tài chính – tài sản của Nhà Văn hóa Lao động theo đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. Hàng năm, thực hiện việc công khai tài chính theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.

4. Thường xuyên chăm lo nâng cao đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, học tập cho cán bộ, nhân viên của Nhà Văn hóa Lao động.

5. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Nhà Văn hóa Lao động.

6. Thực hiện quy chế dân chủ trong Nhà Văn hóa Lao động; thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn đối với cán bộ, nhân viên của Nhà Văn hóa Lao động.

7. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định đối cấp trên.

8. Hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động của Nhà Văn hoá; báo cáo kết quả hoạt động của năm (kể cả kết quả tài chính trong năm) trình Ban Thường vụ Công đoàn Quận phê duyệt.

          Điều 13: Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động

1. Quyết định các biện pháp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động chính tại Nhà Văn hóa Lao động quy định tại điều 4, điều 5, điều 6, điều 7  và điều 8 của bản Quy chế này.

2. Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động.

3. Quyết định thành lập câu lạc bộ, đội, nhóm theo sở thích, nghề nghiệp và xây dựng mạng lưới cộng tác viên trực thuộc Nhà Văn hóa Lao động.

4. Quyết định tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và quy mô hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động.

 5. Ký hợp đồng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để đầu tư nâng cấp, mở rộng và tổ chức các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.

 6. Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công nhân viên Nhà Văn hóa Lao động theo thẩm quyền được phân cấp.

7. Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Công đoàn Quận về hiệu quả quản lý và hoạt động của Nhà Văn hoá Lao động.

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động

1. Giúp Giám đốc trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo phân công của giám đốc và giải quyết các công việc do Giám đốc giao.

2. Được thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi được Giám đốc giao hoặc được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc về kết quả thực hiện công việc được giao.

Điều 15: Nhiệm vụ, quyền hạn cán bộ, nhân viên

1. Chịu sự phân công, điều động của Ban giám đốc Nhà Văn hóa Lao động, tuân thủ và thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã ký kết.

2. Tích cực thi đua lao động công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo vệ tài sản cơ quan và tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cơ quan vững mạnh.

3. Được chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp theo quy định Bộ Luật Lao động, được cử tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị  và được quan tâm chăm lo vật chất, tinh thần (tùy theo hiệu quả hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động).

Điều 16: chế độ sinh hoạt, hội họp

1. Thông thường sinh hoạt Ban Giám đốc ít nhất 01 lần và đột xuất (nếu có); Giám đốc, Phó Giám đốc Nhà văn hóa Lao động Quận có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động Nhà Văn hóa Lao động Quận thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ định  kỳ hàng tuần với Thường trực Liên đoàn Lao động Quận; hàng tháng giao ban toàn thể cán bộ nhân viên Nhà Văn hóa Lao đông Quận.

2. Định kỳ hàng quý, có báo cáo kết quả hoạt động cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Quận.

CHƯƠNG V

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

          Điều 17: Quản lý tài sản

1. Nhà Văn hóa Lao động quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật đối với đất đai, nhà cửa, thiết bị, tài sản do Công đoàn Quận giao để đảm bảo các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động (không được cho thuê lại).

2. Hàng năm, Nhà Văn hóa Lao động phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của Nhà Văn hóa Lao động và thực hiện chế độ báo cáo Ban Thường vụ Công đoàn Quận theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 18: Quản lý tài chính

1. Nhà Văn hóa Lao động thực hiện chế độ tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn và theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu. Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động phải xây dựng dự toán hàng năm trên cơ sở kế hoạch hoạt động và khai thác các nguồn thu, chi, báo cáo Công đoàn Quận.

          2. Định kỳ 6 tháng, Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động nói chung và công tác tài chính với Ban Thường vụ Công đoàn Quận; chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan tài chính nhà nước và Uỷ ban kiểm tra Công đoàn Quận.

CHƯƠNG VI

MỐI QUAN HỆ

Điều 19: Đối với Cung Văn hóa Lao động Thành phố và các đơn vị nghiệp vụ liên quan

1. Nhà Văn hóa Lao động Quận chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp hoạt động của Cung Văn hóa Lao động Thành phố để phù hợp tình hình thực tế địa phương .

2. Xây dựng mối quan hệ phối hợp với các ngành có liên quan đặc biệt là với ngành Văn hóa, Thể dục Thể thao Quận để thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động Quận.

3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức hướng dẫn CĐCS hoạt động trên các mặt thuộc lĩnh vực hoạt động Nhà Văn hóa Lao động Quận.

Điều 20: Đối với Công đoàn Quận

1. Nhà Văn hóa Lao động chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Công đoàn Quận.

2. Hàng năm Công đoàn Quận xem xét phê duyệt kết quả hoạt động tài chính và hoạt động chuyên môn trong năm; kế hoạch tài chính và hoạt động chuyên môn năm sau của Nhà Văn hoá Lao động.

CHƯƠNG VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          Điều 21: Ban giám đốc và các cán bộ, công nhân viên Nhà Văn hoá Lao động có nhiệm vụ triển khai thực hiện tốt Quy chế này. 

          Điều 22: Quy chế này đã được hội nghị ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Quận thông qua và áp dụng từ nay đến hết năm 2014, không ai  được quyền chỉnh sửa quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh những vấn đề mới, Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động có trách nhiệm đề xuất Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Quận tổ chức hội nghị xem xét để bổ sung, chỉnh sửa Quy chế phù hợp tình hình thực tế hoạt động Nhà Văn hóa Lao động.

          Điều 22: Quy chế này có hiệu lực kể từ  khi ký quyết định ban hành.

 

 

BAN GIÁM ĐỐC NHÀ VĂN HÓA LAO ĐỘNG QUẬN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Gửi email In thông tin
Hội thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Bộ Luật Lao động năm 2019 và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19


Lịch tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn 2015
Thông báo Lịch tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2014
Thông báo Lịch tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2013
Thư mời: buổi họp mặt kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2012)
thông báo khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2012
Thông báo Chiêu sinh các lớp năng khiếu năm 2012
Thư mời: hội nghị tổng kết phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn Quận Bình Tân năm 2011
Thư mời: Giao ban Công đoàn cơ sở quí III năm 2011
Thư mời: hội nghị toạ đàm chủ đề “tình hình ngừng việc tập thể của công nhân lao động, thực trạng và giải pháp”