Trang chủ
Giới thiệu
Giới thiệu về Liên đoàn Lao động Quận
Vị trí địa lý, bản đồ quận Bình Tân
Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Quận
Ban chấp hành LĐLĐ Quận khóa III
Quy chế hoạt động Ban chấp hành Công đoàn Quận nhiệm kỳ 2008-2013
Đại hội Công đoàn Quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2018-2023
Đại hội Công đoàn Quận lần III, nhiệm kỳ (2012-2017)
Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Lao động Quận
Nhà Văn hóa Lao động quận Bình Tân
Quỹ trợ vốn cho người Lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) Bình Tân
Công đoàn cơ sở trực thuộc
Hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động Công đoàn
Hướng dẫn hồ sơ thành lập Công đoàn cơ sở
Hướng dẫn xác nhận chưa đủ điều kiện thành lập CĐCS
Hướng dẫn hồ sơ củng cố Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
Hướng dẫn xây dựng Thỏa ước lao động tập thể
Hướng dẫn thành lập hội đồng Bảo hộ Lao động cơ sở
Hướng dẫn xử lý kỷ luật lao động
Hướng dẫn thành lập hội đồng Hòa giải Lao động cơ sở
Hướng dẫn nội dung thu chi ngân sách Công đoàn cơ sở
Hướng dẫn đăng ký phong trào thi đua Phụ nữ hai giỏi
Thông tin hoạt động Công đoàn
Thông tin Công đoàn
Nhà Văn hóa Lao động Quận
Giới thiệu về Nhà Văn hóa Lao động Quận
Sơ đồ tổ chức Nhà Văn hóa Lao động Quận
Quy chế hoạt động Nhà Văn hóa Lao động Quận
Thông tin hoạt động Nhà Văn hóa Lao động Quận
Các câu lạc bộ Nhà Văn hóa Lao động Quận
Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm (CEP) Bình Tân
Giới thiệu về CEP Bình Tân
Thông tin hoạt động CEP Bình Tân
các văn bản pháp luật
Luật Lao động
Luật Công đoàn
Luật Doanh nghiệp
Luật Bảo hiểm xã hội
Luật Dạy nghề
Luật Bảo hiểm y tế
Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XI
Pháp lệnh tố tụng lao động
Luật Giao thông đường bộ
Tra cứu văn bản
Chia sẽ kinh nghiệm hoạt động Công đoàn
Bài viết của đoàn viên
Gửi bài viết
Tiếp nhận - Xử lý hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ thành lập, củng cố Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
Phúc đáp hồ sơ thành lập, củng cố Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
Tiếp nhận báo cáo của Công đoàn cơ sở
Tư vấn Pháp Luật
Tiếp nhận
Phúc đáp
Ý kiến của Công đoàn cơ sở
Tiếp nhận ý kiến
Trả lời ý kiến
Các biểu mẫu
Các Quyết định Thành lâp và chuẩn y BCH CĐCS đã ký
Quyết định thành lập CĐCS
Quyết định Bổ sung, Củng cố BCH CĐCS
Quyết định Cấp dấu CĐCS
Quyết định chuẩn y BCH CĐCS
Quyết định chuyển giao, giải thể CĐCS
Tư liệu
Các bài hát
Công đoàn Việt Nam và các tư liệu khác
Tư liệu hình ảnh
Sơ đồ site
Video clips
Góc thư giãn
Truyện cười
Sức khỏe, dinh dưỡng, chăm sóc sắc đep
Mẹo vặt
Phòng, chống dịch Covid-19
Đại hội công đoàn quận lần thứ V, Nhiệm kỳ 2023-2028
Số lượt truy cập 3828731
Một số hình thức phổ biến giáo d

Một số hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ  

 

    Để pháp luật, nhất là pháp luật lao động và công đoàn được thực thi và phát huy hiệu quả, một trong những công tác quan trọng là phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ). Với quan điểm đó, trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết của Ban Chấp hành TLĐ đều đã nhấn mạnh đến các mặt hoạt động công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của công đoàn như hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động; hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; PBGDPL của tổ chức Công đoàn. Công tác chỉ đạo tổ chức, xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật…

    Để đưa các văn bản pháp luật đến với CNVCLĐ, công tác PBGDPL được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều phương pháp, cách làm khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các hình thức đều phù hợp với mọi đối tượng và có thể thực hiện được ở mọi địa bàn, trong mọi điều kiện. Vì vậy, để công tác PBGDPL thực sự có hiệu quả, để  các văn bản pháp luật đến với CNVCLĐ thì một trong những yêu cầu quan trọng là phải lựa chọn hình thức và biện pháp cho phù hợp. Để làm đựơc điều đó, các cấp công đoàn đã có nhiều hình thức PBGDPL đa dạng và được thực hiện bằng nhiều biện pháp sinh động, phong phú.

    Tổ chức tập huấn, toạ đàm, thi tìm hiểu… vẫn là hình thức PBGDPL thu hút được đông đảo CNVCLĐ tham gia, đạt hiệu quả thiết thực. Nhiều bộ luật và văn bản luật có liên quan trực tiếp đến người lao động được tập huấn rộng rãi như:  Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Luật Công đoàn...

    Thi tìm hiểu pháp luật là một hình thức PBGDPL sinh động, hấp dẫn thu hút được sự tham gia đông đảo của CNVCLĐ trong các ngành nghề và địa bàn công tác. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật được tổ chức ở trung ương cũng như ở địa phương với nhiều hình thức như thi “hái hoa dân chủ”; thi viết, qua các hình thức văn hoá, văn nghệ… với quy mô tổ chức khác nhau phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh ở từng cơ sở. Điển hình là các cuộc thi: tìm hiểu Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động; thi An toàn, vệ sinh viên; tìm hiểu pháp luật về lao động nữ, chọn hòa giải viên lao động giỏi, tìm hiểu Chương trình tổng thể cải cách hành chính, tuyên truyền viên pháp luật giỏi, tìm hiểu Luật giao thông…

    Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng của Công đoàn đã trở thành công cụ PBGDPL được thực hiện thường xuyên và hiệu quả từ nhiều năm nay với đặc trưng là tính phổ cập, thường ngày, kịp thời đưa pháp luật đến với CNVCLĐ. Tổng Liên đoàn tiếp tục phát huy thế mạnh của các tờ báo và tạp chí, nhà xuất bản của hệ thống. Các chương trình công đoàn trên các phương tiện thông tin từ trung ương đến địa phương qua mỗi năm đều được nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến về hình thức thể hiện, tăng thời lượng phát sóng, số trang, mục. Thông qua các chuyên mục, các báo, tạp chí trong hệ thống công đoàn không chỉ tập trung, phổ biến, giới thiệu chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới CNVCLĐ, về hoạt động của các cấp công đoàn trong công tác xây dựng, thi hành pháp luật mà nhiều bài báo đã phản ánh việc chủ doanh nghiệp vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động  kịp thời kiến nghị với các cơ quan Nhà nước bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tế.

    Biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật: Công tác biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật mới liên quan đến CNVCLĐ được các cấp công đoàn đặc biệt quan tâm đẩy mạnh như Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật công đoàn, Luật cán bộ, công chức, các sách cẩm nang pháp luật sách phổ biến, sách hướng dẫn nghiệp vụ công đoàn... Nội dung các văn bản pháp luật được biên soạn ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu với nhiều hình thức đa dạng như các sách hỏi - đáp, sổ tay pháp luật, tài liệu thông tin pháp luật, các loại tờ gấp, pa- nô, áp phích, sách báo... Các loại hình tài liệu trên đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho CNVCLĐ, cán bộ CĐ, góp phần không nhỏ vào việc đưa pháp luật vào cuộc sống.

    Tủ sách pháp luật có tác dụng rất thiết thực, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng phát triển, đời sống dân trí ngày một cao, việc giao lưu văn hoá pháp lý trong nước và ngoài nước được mở rộng thì tủ sách pháp luật là phương tiện hữu hiệu để CNVCLĐ nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế cuộc sống một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống. Sách pháp luật phổ thông bao gồm: sách hỏi - đáp, bình luận, giải thích pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người lao động trong quan hệ lao động. Các văn bản nội bộ tại doanh nghiệp như TƯLĐTT, Nội quy lao động, Quy chế dân chủ, Quy chế mối quan hệ phối hợp giữa công đoàn và giám đốc doanh nghiệp…

    Thông qua công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật: Nội dung hoạt động của các cơ sở tư vấn pháp luật công đoàn bao gồm hầu hết các lĩnh vực pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, trong đó, chủ yếu là lĩnh vực lao động và công đoàn,  hỗ trợ các công đoàn cơ sở xây dựng, tham gia soạn thảo thỏa ước lao động, nội quy lao động, quy chế phối hợp hoạt động giữa đơn vị  và công đoàn cơ sở; Tham gia xây dựng các quy chế về chuyển xếp lương, sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ thưởng tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…

    Thông qua công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật: Các cấp công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ  với các cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra thi hành pháp luật, nhất là việc thực hiện Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn và các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các cơ quan, doanh nghiệp. Qua kiểm tra phát hiện những lệnh lạc, hướng dẫn thực hiện theo đúng pháp luật, đồng thời có kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn.

    Hoạt động PBGDPL còn được thực hiện thông qua việc lấy ý kiến tham gia xây dựng pháp luật. Việc tham gia xây dựng pháp luật đã tập trung trí tuệ của đông đảo CNVCLĐ trong các cơ quan, doanh nghiệp. Thông qua đó, đã góp phần đưa nội dung của các văn bản pháp luật đến CNVCLĐ.

    Thông qua hệ thống các câu lạc bộ của công đoàn: Câu lạc bộ pháp luật là một hình thức PBGDPL có hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng. Câu lạc bộ pháp luật là nơi tập hợp các hội viên của câu lạc bộ và nhiều người khác tham gia, tạo điều kiện giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức pháp luật cần thiết cho hội viên và những người tham gia câu lạc bộ; giúp hội viên câu lạc bộ nắm vững pháp luật, tạo điều kiện để họ đề đạt và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền những vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Hệ thống các câu lạc bộ của công đoàn đã đóng góp tích cực cho công tác PBGDPL.

    Thông qua hoạt động hoà giải của hội đồng hoà giải lao động cơ sở:  Hoà giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự giải quyết với nhau mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích, những việc vi phạm pháp luật có tính chất nội bộ nhằm khôi phục, giữ gìn tình đoàn kết, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm sự ổn định, hài hoà trong quan hệ lao động

    Hoà giải là một hình thức PBGDPL gắn với từng vụ việc cụ thể và vì vậy có hiệu quả trực tiếp, gần gũi với CNVC- LĐ. Thông qua từng vụ việc cụ thể phát sinh trong cuộc sống, việc hoà giải trở thành hình thức truyền tải, đưa pháp luật đến với người lao động một cách tự nhiên. Có thể nói, đẩy mạnh công tác hoà giải của hội đồng hoà giải lao động cơ sở là một trong những hình thức, giải pháp trực tiếp góp phần công tác PBGDPL có hiệu quả.

    Qua phổ biến, giáo dục pháp luật CNVCLĐ được nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, biết sử dụng các quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và của xã hội; góp phần ổn định, phát triển quan hệ lao động hài hoà, lành mạnh.

Lệ Thanh

  Gửi email In thông tin
CÔNG TY TNHH TÍCH HẠNH VỚi CÔNG TÁC XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH
Hội thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Bộ Luật Lao động năm 2019 và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19


Lịch tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn 2015
Thông báo Lịch tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2014
Thông báo Lịch tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2013
Thư mời: buổi họp mặt kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2012)
thông báo khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2012
Thông báo Chiêu sinh các lớp năng khiếu năm 2012
Thư mời: hội nghị tổng kết phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn Quận Bình Tân năm 2011
Thư mời: Giao ban Công đoàn cơ sở quí III năm 2011
Thư mời: hội nghị toạ đàm chủ đề “tình hình ngừng việc tập thể của công nhân lao động, thực trạng và giải pháp”