Chương X
QUẢN LƯ NHÀ NƯỚC VỀ DẠY NGHỀ
Điều 83. Nội dung quản lư nhà nước về dạy nghề
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề.
3. Quy định mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương tŕnh dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề; danh mục nghề đào tạo ở các cấp tŕnh độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; quy chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề.
4. Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng dạy nghề.
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động dạy nghề.
6. Tổ chức bộ máy quản lư dạy nghề.
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lư dạy nghề.
8. Huy động, quản lư và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề.
9. Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về dạy nghề.
10. Tổ chức, quản lư công tác hợp tác quốc tế về dạy nghề.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lư vi phạm pháp luật về dạy nghề.
Điều 84. Cơ quan quản lư nhà nước về dạy nghề
1. Chính phủ thống nhất quản lư nhà nước về dạy nghề.
2. Cơ quan quản lư nhà nước về dạy nghề ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lư nhà nước về dạy nghề.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Cơ quan quản lư nhà nước về dạy nghề ở trung ương thực hiện quản lư nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lư nhà nước về dạy nghề theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương.
Điều 85. Đầu tư cho dạy nghề
Các nguồn tài chính đầu tư cho dạy nghề, ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề, ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng cơ sở dạy nghề, khuyến khích đầu tư cho dạy nghề, học phí, lệ phí tuyển sinh học nghề, ưu đăi về thuế trong xuất bản giáo tŕnh dạy nghề, sản xuất thiết bị dạy nghề được thực hiện theo quy định tại các điều 101, 102, 103, 104, 105 và 106 của Luật giáo dục.
Điều 86. Quỹ hỗ trợ học nghề
1. Quỹ hỗ trợ học nghề được thành lập để hỗ trợ cho người học nghề.
2. Nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ học nghề bao gồm đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp cho Quỹ hỗ trợ học nghề.
3. Quỹ hỗ trợ học nghề hoạt động không v́ mục đích lợi nhuận, được miễn thuế. Việc quản lư và sử dụng Quỹ hỗ trợ học nghề phải đúng mục đích và theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lư và sử dụng Quỹ hỗ trợ học nghề.
Điều 87. Hợp tác quốc tế về dạy nghề
Hợp tác quốc tế về dạy nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 108 và Điều 109 của Luật giáo dục.
Điều 88. Thanh tra dạy nghề
1. Thanh tra dạy nghề là thanh tra chuyên ngành.
2. Việc thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra dạy nghề.
Điều 89. Xử lư vi phạm
1. Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này th́ tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lư kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự; nếu gây thiệt hại th́ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Luật này th́ tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại th́ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 90. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động dạy nghề thực hiện theo quy định của pháp luật.